Tăng
nhanh số hộ tham gia bảo hiểm
Theo đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm thì việc các DNBH phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của địa phương
trong việc vận động người dân tham gia thí điểm, đặc biệt, việc hỗ trợ, tháo gỡ
kịp thời những khó khăn vướng mắc trong cơ chế, chính sách đã tạo điều kiện cho
các đối tượng tham gia bảo hiểm ngày
càng đông.
Theo số liệu của Cục, tính đến ngày
28/2/2013 đã có 182.372 hộ dân tham gia, trong đó số hộ tham gia bảo hiểm cây
lúa tại 7 tỉnh là 142.018 hộ, với tổng giá trị được bảo hiểm hơn 1.134 tỷ đồng,
doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 50 tỷ đồng. Về vật nuôi (các tỉnh Bắc Ninh, Đồng
Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội) có tổng số hộ tham gia
là 24.535 hộ, tổng giá trị được bảo hiểm hơn 908 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm
gốc hơn 35 tỷ đồng. Đặc biệt, việc triển khai BHNN đối với thủy sản tại Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau đã có 13.819 hộ tham gia, với tổng
giá trị được bảo hiểm hơn 2.289 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm gốc gần 166 tỷ
đồng.
Đặc biệt, công tác bồi thường đã được
chú trọng, đối với bảo hiểm cây lúa bồi thường thực trả hơn 6 tỷ đồng, riêng bồi
thường thực trả của bảo hiểm thủy sản là hơn 221 tỷ đồng, giúp bà con nông dân sớm khắc phục khó khăn,
khôi phục sản xuất và tin tưởng hơn vào chương trình thí điểm BHNN.
Là một trong những địa phương triển
khai thành công BHNN, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An
cho biết: tỉnh đã triển khai xong bảo hiểm đối với lúa vụ Đông Xuân 2013, số cận
nghèo và hộ thường tham gia BHNN tăng mạnh so với vụ Đông Xuân trước.
Kỳ
vọng phát triển theo hướng thương mại
Theo đại diện Cục thì việc triển khai
thí điểm vẫn tồn tại một số khó khăn và kết quả triển khai tại các địa phương
không đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian tới Cục sẽ tăng cường
công tác quản lý và chỉ đạo các DNBH trong việc hướng dẫn chính sách, quản lý rủi
ro, giải quyết bồi thường kỳ vọng sẽ tiếp tục thu được kết quả tốt và tăng số
lượng người dân được hưởng lợi từ chương trình thí điểm.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn cho biết, sẽ tăng cường hướng dẫn các địa phương trong việc ban hành
quy trình sản xuất canh tác, chăn nuôi, nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện của
địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát công tác phòng chống thiên tai, bệnh dịch,
phòng chống trục lợi bảo hiểm, tuân thủ quy trình sản xuất để hỗ trợ bà con
nông dân.
“Sau khi kết thúc chương trình thí điểm,
Bộ Tài chính sẽ tiến hành tổng kết, nghiên cứu, xem xét khả năng mở rộng phát
triển BHNN theo hướng thương mại trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa DNBH và
bên mua bảo hiểm”, đại diện Cục nhấn mạnh./.