Vướng
mắc trong quá trình triển khai
Việc triển khai thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp (BHNN) đối với thủy sản hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc, tại một
số địa phương thí điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh bởi dịch
bệnh diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, có nhiều trường hợp tôm chết cả
tuần mới thông báo, đề nghị bồi thường và không loại trừ trường hợp một số hộ
nuôi tìm cách trục lợi bảo hiểm khi khai báo sai mật độ thả nuôi, ngày thiệt hại,
số tiền mua con giống…để hưởng bảo hiểm.
Một số kẽ hở trong quy tắc, biểu phí
và mức trách nhiện bảo hiểm đối với thủy sản làm cho công tác bồi thường gặp
nhiều khó khăn trong khi việc kiểm tra, giám định không thể bao quát toàn bộ mức
độ thiệt hại đã gây khó khăn lớn cho DNBH.
Thực tế triển khai cũng cho thấy mức
bồi thường bảo hiểm tôm, cá thường cao hơn giá trị đầu tư thực tế từ 1,2-1,5 lần.
Đặc biệt, nhiều người dân tham gia bảo hiểm thiếu quan tâm chăm sóc tôm, cá và không
khai báo trung thực, có những hành vi trục lợi từ chương trình bảo hiểm. Hiện
nay, một số DNBH bị lỗ bởi tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc thấp hơn chi phí bồi
thường khiến DNBH phải rà soát, kiểm tra, tính toán lại thiệt hại.
Đại diện Ban chỉ đạo triển khai thực
hiện thí điểm BHNN tại Trà Vinh cho biết: quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm
thẻ chân trắng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành theo Thông tư
số 47/2011/TT-BNNPTNT và quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại
địa phương có nhiều điểm chưa phù hợp. Vì vậy, việc sửa đổi bổ sung chính sách sẽ
thu hút các hộ tham gia cũng như giảm bớt tổn thất cho DNBH.
Gõ
khó cho DNBH và người dân
Những khó khăn, vướng mắc và những điểm
chưa phù hợp với thực tiễn ở một số địa phương về quy tắc, biểu phí và mức
trách nhiệm bảo hiểm tôm, cá đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời trong Quyết định
1042/ QĐ- BTC ngày 8/5/2013.
Cụ thể, đối với tôm sú bao gồm các bệnh:
đốm trắng, đầu vàng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô; hội chứng hoại
tử gan tụy cấp tính. Đối với tôm thẻ chân trắng gồm các bệnh: đốm trắng, đầu
vàng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô; hoại tử cơ hay bệnh đục cơ do
vi-rút; hội chứng Taura, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính…Đặc biệt, để ngăn
chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm, DNBH có quyền từ chối bồi thường một phần số
tiền bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tổn thất xảy ra mà DNBH chứng minh
được như: người được bảo hiểm khai báo tổn thất chậm, tôm chết không đồng nhất
về độ tuổi, kích cỡ trong cùng một cơ sở nuôi trồng…
Mức phí bảo hiểm theo Quyết định
1042/ QĐ- BTC đối với bảo hiểm tôm là 9,72%, cá tra là 4,82% số tiền bảo hiểm áp
dụng cho tất cả các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến.
Đại diện một DNBH triển khai thí điểm
chia sẻ: Bảng tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng, cá tra cũng
đã được điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người nông dân và DNBH.
Theo đó, ngày nuôi, tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm đối với dịch bệnh, thiên tai
được quy định nhằm đảm bảo công tác bồi thường dễ dàng, đảm bảo nguyên tắc
không bồi thường quá giá trị thực tế.
Theo đại diện Cục quản lý, giám sát bảo
hiểm, thời gian còn lại của chương trình thí điểm Cục sẽ tăng cường quản lý,
giám sát ngăn chặn và phòng chống trục lợi bảo hiểm cũng như giám sát chặt chẽ
tình hình triển khai BHNN tại từng địa phương./.