* VAMC ra đời với kỳ vọng xử lý hiệu quả cục máu đông mang tên “nợ xấu”. Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông, bất cập và thách thức nhất của VAMC là gì?
- VAMC ra đời là một sự tiến bộ về thế chế để xử lý vấn đề nợ xấu, dựa trên nguyên tắc không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Bởi thế, NHNN buộc phải xây dựng định chế tài chính để xử lý nợ xấu trong khu vực NH bằng các nguồn tiền như phát hành trái phiếu đặc biệt.
Tuy nhiên với định chế tài chính mới này, chúng ta chưa có kinh nghiệm cho nên thách thức đầu tiên và lớn nhất nằm ở năng lực của VAMC (nhân lực, tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động, dịch vụ, thống kê, giám sát…).
Thách thức thứ hai, đó là thị trường nợ của Việt Nam chưa phát triển, các hoạt động mua bán, sát nhập trên thương trường vẫn còn yếu ớt. Cho nên thị trường này cần được phát triển nhanh hơn nữa với cơ chế làm sao để "kéo" các nhà đầu tư tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Có như vậy mới hỗ trợ cho VAMC hoạt động hiệu quả.
|
|
 |
Kinh nghiệm các nước cho thấy, nước nào xử lý nợ xấu nhanh và dứt điểm nợ xấu thì nước ấy thoát khỏi khủng hoảng nhanh hơn, gỡ được tảng băng tín dụng, tạo lập được lòng tin giữa NH và DN để thúc đẩy đầu tư. |
 |
|
TS. Lê Xuân Nghĩa
|
|
|
Kinh nghiệm các nước cho thấy, nước nào xử lý nợ xấu nhanh và dứt điểm nợ xấu thì nước ấy thoát khỏi khủng hoảng nhanh hơn, gỡ được tảng băng tín dụng, tạo lập được lòng tin giữa NH và DN để thúc đẩy đầu tư.
Thách thức thứ ba là thái độ của một số NHTM. Phần lớn các NHTM đều có thái độ tích cực trong việc bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số NHTM chưa thực sự mặn mà trong việc bán nợ xấu.
* Ông có thể nói cụ thể hơn về “thái độ của một số NHTM” trong thị trường mua bán nợ xấu hiện nay?
- Một số NHTM, đặc biệt là NHTM nằm trong tay các tập đoàn lũng đoạn, mà nợ của NH chính là nợ từ các tập đoàn không mặn mà trong việc bán khoản nợ của mình cho VAMC. Vì họ muốn lưu lại khoản nợ đó để tái cấu trúc theo hướng giãn nợ, đảo nợ. Như thế sẽ tạo ra tổn thất rất lớn cho hệ thống NH nói chung và làm cho DN nản lòng.
Phần lớn những ông chủ này đã chiếm dụng phần vốn trung và dài hạn, chỉ còn lại vốn ngắn hạn để cho vay ra bên ngoài, có khi chỉ với kỳ hạn 6 tháng, trong bối cảnh tổng cầu yếu như thế này thì DN không giải quyết được vấn đề gì. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất. Tôi nghĩ NHNN đã biết điều này và sẽ có thái độ cứng rắn và dứt khoát trong việc xử lý các NHTM chần chừ bán nợ cho VAMC.
* Theo ông, NHNN cần có biện pháp cụ thể như thế nào để buộc các NHTM phải bán nợ xấu cho VAMC?
- Gần đây, NHNN đã thể hiện thái độ cứng rắn của mình về việc này qua một số quy định. Ví dụ như Thông tư 19 đã nói rất rõ đối với việc mua bán nợ xấu. Trước đây dự thảo quy định những khoản nợ nào có tài sản đảm bảo là bất động sản trên 65% thì mới được bán nợ cho VAMC.
Một số NH sẽ lợi dụng điều kiện này để tránh không bán cho VMAC. VAMC đã gỡ bỏ quy định này và tạo ra khoảng không gian rộng hơn với việc VAMC có thể mua một cách chỉ định bất cứ khoản nợ nào của NHTM nếu đó là khoản nợ lớn và làm lành mạnh hóa chất lượng tài sản của NHTM.
* Mới đây, NHNN ban hành quy định VAMC được chào bán nợ xấu theo chào giá, đấu giá cạnh tranh, đồng thời cũng đưa ra con số cụ thể với mức tái cấp vốn là 70% mệnh giá trái phiếu tối đa, ông đánh giá thế nào về quy định này?
- Tôi cho rằng, đây là sự nới lỏng rất cần thiết và thực tiễn so với trước đây. Thứ nhất, điều này sẽ làm tăng tốc độ mua bán nợ. Thứ hai, làm tăng vốn khả dụng của các NHTM, nếu trước đây, chúng ta chỉ dự kiến quy định 30% thì NHTM sẽ gặp những khó khăn nhất định trong thanh toán những trường hợp cần thiết.
Quy định này cho thấy hai vấn đề: một là NHNN đã có những biện pháp mạnh để dự phòng các yếu tố làm lạm phát quay trở lại. Với công suất bơm vốn hiện tại, NHNN hoàn toàn có thể chi phối được dòng tiền của mình trong lưu thông và hạn chế lạm phát.
Nhưng đồng thời cũng cho thấy, NHNN có những chiếu cố nhất định đối với thanh khoản của các NHTM, nhất là NHTM có nợ xấu lớn. Như vậy, đây cũng là thuận lợi cho NHTM.
* Hiện nay có một số NHTM có biện pháp làm đẹp sổ sách và các khoản nợ thực tế chưa lộ rõ. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, con số nợ thực này lớn hơn rất nhiều con số báo cáo. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Điều đó không quan trọng, khi bước vào xử lý thì sự thật sẽ được phơi bày. Cho đến giờ, DN nào, ông lớn nào nợ NH bao nhiêu, con số đã có trong tay thanh tra NHNN. Chỉ có điều họ bắt đầu xử lý hay chưa.
Theo định kỳ, 6 tháng hay 1 năm NHNN đều có khảo sát, rà soát nợ xấu, họ có con số riêng của mình và sẽ sử dụng để định hướng hoạt động của VAMC chứ không dựa vào báo cáo của NHTM.
Thường thì NHNN tiến hành thanh tra và có kết luận rõ ràng về những khoản nợ, nhất là những khoản nợ lớn. Các NHTM khó có thể giấu được khoản nợ xấu của mình. Tôi cho rằng, các NHTM nên trung thực hợp tác với VAMC để xử lý nợ xấu. Nền kinh tế phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xử lý nợ xấu./.
* Xin cảm ơn ông!