Đại lý bảo hiểm không phải quyết toán thuế
Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) Phùng Đắc Lộc chia sẻ, hiện nay nhiều đại lý của các DN bảo hiểm gặp khó khăn trong việc kê khai quyết toán thuế.
Cụ thể, đối với một số đại lý bảo hiểm có mức hoa hồng bảo hiểm bình quân năm thấp hơn mức khấu trừ gia cảnh, rất khó quyết toán thuế, bởi đại lý bảo hiểm cư trú một nơi, khai thác bảo hiểm từ nhiều nơi khác (các tỉnh thành phố lân cận), việc quyết toán thuế tại nơi cư trú gặp khó khăn.
Người sử dung lao động có thể mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động mà không bị giới hạn trần tối đa 1 triệu đồng/tháng như trước đây, đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống an nhàn khi về hưu. Bên cạnh đó, chi phí mua bảo hiểm cho người lao động không phải lấy từ lợi nhuận mà được hạch toán vào chi phí doanh nghiệp, với giới hạn tốt đa không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện.
Còn đối với những đại lý giỏi có hoa hồng cao là những đại lý "chiến lược" của DN bảo hiểm thì vừa phải khai thác vừa phải quản lý, tuyển dụng, đào tạo đại lý mới.
Việc tách chi phí bỏ ra để khai thác 1 hợp đồng bảo hiểm được ký kết cũng như chi phí tuyển dụng, đào tạo, quản lý đại lý rất khó khăn, ảnh hưởng đến việc quyết toán thuế.
Nghị quyết số 63/NQ-CP nêu rõ, cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế.
 |
Đại lý bảo hiểm được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải quyết toán thuế. Ảnh: T.L
|
Tổng thư ký AVI Phùng Đắc Lộc chia sẻ, thuế thu nhập cá nhân của đại lý được khấu trừ tại nguồn (DN bảo hiểm) là hợp lý không để các đại lý phải đi kê khai, quyết toán, hoàn thuế và nộp thuế làm cho các chi phí và thời gian phát sinh cho công việc trên quá nhiều, quá phức tạp.
"Quy định này được đại lý bảo hiểm phấn khởi, hoan nghênh vì đã tháo gỡ khó khăn cho đại lý bảo hiểm, tạo cơ hội để DN bảo hiểm phát triển đội ngũ đại lý ngày càng có chất lượng cao", ông Lộc cho biết thêm.
Cơ hội phát triển, mở rộng sản phẩm
Nghị quyết 63/NQ-CP cũng nêu rõ, DN được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động; tổng số chi không quá tháng lương bình quân thực tế thực hiện...
"Quy định này đã tạo cơ hội để DN bảo hiểm phát triển sản phẩm mới và tăng trưởng doanh thu bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhóm, bảo hiểm sức khỏe...", ông Lộc chia sẻ.
Theo đó, người sử dung lao động có thể mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động mà không bị giới hạn trần tối đa 1 triệu đồng/tháng như trước đây, đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống an nhàn khi về hưu. Bên cạnh đó, chi phí mua bảo hiểm cho người lao động không phải lấy từ lợi nhuận mà được hạch toán vào chi phí doanh nghiệp, với giới hạn tốt đa không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện.
Lãnh đạo một DN bảo hiểm nhân thọ cho biết, mục tiêu của công ty là phát triển bảo hiểm nhóm, tuy nhiên doanh thu vẫn còn thấp, nhiều chủ DN không "mặn mà" với bảo hiểm nhóm. Quy định mới từ Nghị quyết 63 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm cho người lao động được tính vào chi phí DN, tạo tiền đề cho bảo hiểm nhóm hướng tới DN nhiều hơn.
Cũng theo ông Lộc, bản thân DN bảo hiểm (nếu có điều kiện) có thể chăm lo thêm phần phúc lợi cho cán bộ, nhân viên, đại lý bảo hiểm của mình để giữ chân người lao động cống hiến cho DN mình.
"Tại sao chúng ta không mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm sức khỏe cho cán bộ, nhân viên, đại lý khi chi phí đó không phải lấy từ lợi nhuận mà được hạch toán vào chi phí doanh nghiệp", ông Lộc nhấn mạnh./.