PV: Ông đánh giá thế nào về tiến độ giải ngân của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hiện nay, khi mà theo đánh giá của Bộ Xây dựng, sau hơn một năm triển khai mới giải ngân được khoảng 10%?
Ông Nguyễn Tiến Lập: Sau hơn một năm mà gói tín dụng này vẫn chưa đạt kết quả mong muốn có thể coi là không thành công. Vậy nguyên nhân ở đâu? Lỗi về chủ trương (tức mục tiêu và động cơ chính sách) hay kỹ thuật (tức các thủ tục) triển khai? Chúng ta thường quy cho “lỗi kỹ thuật”, nhưng tôi cho rằng với một chính sách mới ban hành, vấn đề cốt lõi bao giờ cũng là khâu triển khai chứ không phải mục đích.
|
|
 |
Nếu chúng ta chỉ đề ra mục tiêu “giải ngân” hết gói hỗ trợ này thì rất đơn giản, đó là giảm lãi suất và tăng thời hạn vay tùy theo nhu cầu khách hàng, đồng thời mở rộng đối tượng được vay. Điều này cũng có nghĩa là tạo ra sự cạnh tranh với tín dụng thương mại của các ngân hàng... |
 |
 |
Ông Nguyễn Tiến Lập |
|
|
Theo tôi, chúng ta cần làm rõ đây là chính sách thúc đẩy kinh doanh hay chính sách cứu trợ xã hội? Nếu thúc đấy kinh doanh thì cứu ai? Các doanh nghiệp BĐS hay các ngân hàng?
Câu trả lời là không, bởi doanh nghiệp BĐS thì thừa sản phẩm nên không cần vốn để “sản xuất” tiếp, ngân hàng cũng đang ế vốn, không cho vay được.
Vậy thì là chính sách xã hội, tức giúp các đối tượng chính sách có nguồn vốn tín dụng rẻ để mua và sở hữu nhà.
Tuy nhiên, các đối tượng này có thu nhập thấp và không ổn định nên không thể mua và sở hữu nhà trong dài hạn, nếu có được vay thì họ cũng không có tiền dư thừa hàng tháng để trả nợ.
Tóm lại là các đối tượng cần hưởng lợi của chính sách này hầu như đều không có nhu cầu.
PV: Vậy, xin ông cho biết vấn đề cốt lõi cần đặt ra cho việc duy trì và thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng?
Ông Nguyễn Tiến Lập: Theo tôi, nếu chúng ta chỉ đề ra mục tiêu “giải ngân” hết gói hỗ trợ này thì rất đơn giản, đó là giảm lãi suất và tăng thời hạn vay tuỳ theo nhu cầu khách hàng, đồng thời mở rộng đối tượng được vay. Điều này cũng có nghĩa là tạo ra sự cạnh tranh với tín dụng thương mại của các ngân hàng.
Nếu không làm theo cách này thì chúng ta cần coi đây là chính sách cứu trợ xã hội, tìm ra các đối tượng chính sách ưu tiên và trợ cấp luôn cho họ trong việc mua nhà bằng cách gián tiếp thông qua trả hộ lãi suất của các khoản vay thương mại, thậm chí trả giúp một phần giá nhà khi đối tượng chính sách mua.
PV: Việc kéo dài thời gian cho vay lên 20 năm thậm chí 30 năm có giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc trả nợ?
Ông Nguyễn Tiến Lập: Việc nới thời hạn cho vay sẽ không giúp ích được vấn đề gì. Bởi tín dụng dài hạn là cả một câu chuyện lớn, mà xét về tổng thể môi trường chính sách vĩ mô của nước ta hiện nay chưa cho phép nghĩ đến, chưa nói đến việc thực hiện.
Mọi điều kiện về thị trường, chính sách, luật pháp, đời sống dân cư và đặc biệt tâm lý xã hội đang rất biến động đòi hỏi Việt Nam cần một hệ thống chính sách ổn định, bền vững.
Sẽ không ai dám cho vay dài hạn trong một môi trường chưa ổn định, có thể bị điều chỉnh bất cứ lúc nào. Và ngay cả người dân sáng suốt và hành xử có trách nhiệm sẽ không dám vay các khoản nợ dài hạn trừ phi họ được quyền trả trước bất cứ lúc nào mà không bị phạt hợp đồng.
PV: Xin cảm ơn ông!