Nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ cây xanh
Liên quan đến câu hỏi về việc thay thế cây xanh trên địa bàn Thành phố thời gian qua gây bức xúc trong dư luận của một số thành viên Ban pháp chế, UBND TP. Hà Nội cho biết, trước những phản ứng gay gắt của người dân ngày 20/3/2015, Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo tạm dừng việc chặt hạ, thay thế cây trên một số tuyến phố. Ngày 22/3/2015, Chủ tịch UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh.
Đặc biệt, tại diễn đàn Quốc hội, tại phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có ý kiến trả lời các đại biểu Quốc hội về nội dung cải tạo, chỉnh trang cây xanh hai bên đường trên địa bàn Thành phố, trong đó khẳng định việc thay thế, chỉnh trang cây xanh đô thị hai bên đường là chủ trương đúng đắn.
UBND Thành phố Hà Nội cũng cho biết, thời điểm 31/12/2014, tổng số nợ XDCB trên địa bàn Thành phố là 2.017,2 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay đã bố trí 1.747,5 tỷ đồng trả nợ XDCB/tổng số nợ 2.017,2 tỷ đồng. Có 4 đơn vị đã bố trí kế hoạch đầu năm 2015 trả hết nợ XDCB gồm: Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất, Thanh Oai.
Số nợ còn lại phải tiếp tục xử lý trong năm 2015 là 269,7 tỷ đồng của 13 đơn vị cấp huyện. Để tiếp tục xử lý nợ XDCB trong năm 2015, UBND các huyện còn nợ sẽ phải báo cáo Thành phố các biện pháp cụ thể để xử lý nợ trước 30/7/2015. Thời gian tới, Thành phố cũng sẽ tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ XDCB, trong đó có yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp, tuyệt đối không để phát sinh nợ đọng XDCB mới./.
Tuy nhiên, phương pháp, cách thức thực hiện còn nóng vội, giản đơn; chưa thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác dẫn tới một số người hiểu lầm, dư luận nhân dân nắm bắt thông tin không đầy đủ. Một số tiêu chí thực hiện cấp phép chặt hạ, trồng mới cây xanh đô thị chưa rõ ràng, còn thiếu sót…
Theo đó, Thành phố đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, đã chỉ đạo xử lý, kỷ luật đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng trình tự quy định. Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố đã nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm và tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế,
UBND Thành phố Hà Nội cũng cho biết, Thành phố sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ, công việc chung nhưng có ảnh hưởng, tác động nhiều tới đời sống tâm tư, tình cảm của nhân dân.
Thành phố thiếu quỹ nhà tái định cư
Xung quanh câu hỏi của các thành viên Ban Kinh tế và Ngân sách về nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, trách nhiệm của các sở, ngành và giải pháp trong thời gian tới? UBND Thành phố cho rằng, theo Nghị quyết của HĐND Thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 cần tập trung hoàn thành 22 dự án trọng điểm.
Theo đó, đến nay đã hoàn thành 10 công trình, 7 công trình cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ, 5 công trình chậm về công tác GPMB gồm: Dự án Đường vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái); dự án Đường vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội; dự án Thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - dự án II; dự án Mở rộng khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (giai đoạn II).
Nguyên nhân là do công tác GPMB chậm, gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, lên phương án bồi thường, hỗ trợ; việc xác định giá đất, giá nhà tái định cư làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ còn chậm; Quỹ nhà tái định cư cho các hộ phải di dời còn thiếu; cơ chế giải quyết nhà tái định cư còn lúng túng...
Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, Thành phố sẽ chủ trì giao ban hàng tháng kiểm điểm tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm. Nếu không đảm bảo tiến độ thủ trưởng các đơn vị, chủ đầu tư công trình, dự án trọng điểm phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố; Giám đốc Sở Xây dựng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quỹ nhà tái định cư phục vụ GPMB các dự án, công trình trọng điểm của Thành phố…/.