PV: Xin ông cho biết, phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 - 2016 của Trường Đại học Tài chính – Marketing?
Ông Hứa Minh Tuấn: Trường Đại học Tài chính – Marketing đã xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh năm 2015 và đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định. Có thể tóm tắt một số nội dung về tuyển sinh của trường năm 2015 như sau:
|
|
 |
Trong khoảng thời gian xét tuyển từ ngày 01/8 – 20/8/2015, cứ 3 ngày/lần trên website của trường sẽ có thể hiện vị trí của mỗi thí sinh trong ngành xét tuyển, từ đó thí sinh có thể xem xét để tiên liệu rằng khả năng mình đậu vào ngành có cao hay không? |
 |
|
Ông Hứa Minh Tuấn
|
|
|
Chỉ tiêu tuyển sinh và ngành/chuyên ngành đào tạo là 2.500 chỉ tiêu; Trường xét tuyển theo các tổ hợp môn xét tuyển sau: Tổ hợp A00: Toán – Vật lí – Hóa học (khối A cũ); Tổ hợp A01: Toán – Vật lí – tiếng Anh (khối A1 cũ); Tổ hợp D01: Toán – Ngữ văn – tiếng Anh (khối D1 cũ); Tổ hợp C01: Toán – Ngữ văn – Vật lí.
Về điều kiện xét tuyển, thí sinh tham gia xét tuyển phải thỏa mãn các điều kiện: Xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh năm 2015 tại cụm thi do các trường đại học chủ trì; Thí sinh tốt nghiệp THPT; Điểm thi các môn tham gia xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Nguyên tắc xét tuyển là xét trúng tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu theo từng ngành.
Trường xây dựng điểm chuẩn trúng tuyển cho từng ngành/tổ hợp môn xét tuyển dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định và số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào trường.
PV: Để trúng tuyển đại học ngay nguyện vọng 1, thí sinh cần làm gì, thưa ông?
Ông Hứa Minh Tuấn: Thí sinh phải tìm hiểu thông tin tuyển sinh ở các trường có nguyện vọng học. Tham khảo điểm trúng tuyển của các năm trước vào ngành dự kiến ĐKXT.
Sau khi đã chọn được trường, ngành học phù hợp, thí sinh nên nộp hồ sơ ngay để có thời gian theo dõi thông tin thống kê của trường, kịp thời điều chỉnh nguyện vọng, nếu cần thiết.
Nên lựa chọn nhiều hơn một trường và xếp thứ tự ưu tiên để có thể thay đổi nguyện vọng kịp thời.
Thí sinh cũng nên tìm thông tin chính xác về các tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành và chỉ tiêu tuyển sinh 2015 của từng ngành của các trường mà thí sinh muốn nộp hồ sơ ĐKXT. Nếu trường sử dụng nhiều tổ hợp để xét tuyển cho một ngành thì phải tìm hiểu quy định của trường về độ lệch điểm trúng tuyển, hoặc chỉ tiêu phân bổ giữa các tổ hợp (nếu có).
Trong quá trình xét tuyển đợt 1, các em phải theo dõi thông tin thường xuyên thống kê số lượng hồ sơ ĐKXT của các trường để có thông tin cơ sở trong việc quyết định giữ lại hồ sơ cho trường xét tuyển, hoặc điều chỉnh lại (thứ tự ưu tiên, ngành học, tổ hợp xét tuyển) hồ sơ ĐKXT hoặc rút hồ sơ ĐKXT nộp sang trường khác.
Đồng thời, tìm hiểu các tiêu chí xét tuyển phụ dùng để xét tuyển trong trường hợp lấy hết chỉ tiêu mà trong danh sách ĐKXT vẫn còn nhiều thí sinh có điểm bằng điểm dự kiến trúng tuyển.
PV: Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều thí sinh thắc mắc làm cách nào để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với điểm số hiện có? Điểm chuẩn năm ngoái của trường là 19, vậy năm nay điểm sẽ tăng hay giảm?
Ông Hứa Minh Tuấn: Việc điểm chuẩn của mỗi năm phụ thuộc vào chỉ tiêu của từng ngành trong năm xét tuyển so với số lượng hồ sơ nộp vào ngành. Hiện nay, nhà trường đã công bố ngưỡng điểm để nộp hồ sơ vào trường là 15 điểm.
Trong khoảng thời gian xét tuyển từ ngày 1/8 – 20/8/2015, cứ 3 ngày/lần trên website của trường sẽ có thể hiện vị trí của mỗi thí sinh trong ngành xét tuyển, từ đó thí sinh có thể xem xét liệu rằng, khả năng mình đậu vào ngành có cao hay không?
Nếu có nhiều thí sinh hơn điểm của mình và vị trí hiện tại nằm ngoài số lượng chỉ tiêu của ngành đó thì nên rút hồ sơ để điều chỉnh vào các ngành khác của trường, hoặc nộp vào các trường khác. Vì vậy, hiện nay chưa thể dự đoán chính xác được điểm chuẩn trúng tuyển của trường.
PV: Nếu bị rớt khỏi nguyện vọng trong ngành thí sinh đăng ký thì thủ tục chuyển nguyện vọng sang các ngành còn lại của trường như thế nào? Trường tự chuyển hay cần phải làm đơn? Khi rút hồ sơ ra khỏi trường thì cần làm thủ tục gì? Người thân có thể rút hay không, thưa ông?
Ông Hứa Minh Tuấn: Nếu thí sinh tham khảo dữ liệu của trường và thí sinh thấy mình không có cơ hội để trúng tuyển ngành đã đăng ký thì thí sinh ấy có thể đến trường rút hồ sơ để chuyển ngành. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển cũng như thời gian rút hồ sơ chuyển ngành hoặc chuyển trường là từ ngày 1/8-20/8.
Thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng trong thời gian trên. Khi rút hồ sơ thí sinh cần đem theo phiếu nhận hồ sơ của trường đã gửi cho thí sinh khi thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT.
Theo quy định, các trường cứ 3 ngày sẽ công bố 1 lần thống kê lũy kế thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT theo tổng điểm từ cao xuống thấp tới thời điểm đó, để thí sinh biết được vị trí và xem xét rút hay để lại hồ sơ.
Nếu thí sinh ở xa trường ĐKXT thì cần chuẩn bị giấy uỷ quyền rút hồ sơ cho người có thể trợ giúp việc rút hồ sơ khi cần thiết. Mẫu giấy uỷ quyền cần ghi rõ các thông tin về thí sinh ủy quyền ghi trên Phiếu ĐKXT và họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.
Thí sinh phải trực tiếp hoặc nhờ người thân rút hồ sơ khi thấy cơ hội trúng tuyển không còn để nộp hồ sơ ĐKXT sang trường khác một cách kịp thời. Còn để phút chót các em mới nộp thì rất mạo hiểm, bởi vì khi đó sẽ không có thời gian trở tay để rút hồ sơ nữa.
PV: Vậy còn việc xét tuyển thẳng vào trường như thế nào, thưa ông?
Ông Hứa Minh Tuấn: Trường thực hiện việc tuyển thẳng theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; và Công văn số 1988/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 24/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015, thí sinh có thể tham khảo thông tư và công văn trên.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!