Việt Nam - điểm sáng trên “bản đồ đá quý” thế giới
Đá quý không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ say lòng người, mà còn do giá trị đặc biệt của nó. Khai thác đá quý và sản xuất các đồ trang sức bằng đá quý đã có lịch sử xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm. Những dấu ấn đó để lại ở các di chỉ khảo cổ Tràng Kênh (Hải Phòng), Sơn Vi (Hòa Bình), Dak Nông (Đắc Lắc), riêng Óc Eo (An Giang)… đạt đến trình độ phân thạch khá cao.
 |
Chế tác đá quý bằng công nghệ cao . Ảnh: T.L
|
Những người thợ chế tác dùng kỹ thuật mài, cưa, giũa, chạm, khoan… để tạo nên những thứ đồ trang sức độc đáo, lạ mắt như: Chuỗi bông tai, nhẫn, vòng đeo cổ, đeo tay… từ các loại đá quý: Bạch mã não, Hồng mã não, Hồng bảo thạch (Ruby), Lam bảo thạch (Sapphire), Ngọc hồng lựu, Ngọc tím, Thạch anh…
Xưa kia, đá quý chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trang sức hoặc làm đẹp của các bậc quyền quý, vương giả. Trong số các loại đá quý thì Ruby (Hồng ngọc) chiếm ngôi “Hoàng hậu”. Đứng về giá trị kinh tế, Sapphire gấp 5 - 10 lần các loại đá quý khác, còn Ruby lại gấp 2 - 10 lần Sapphire. Ruby và Sapphire là khoáng vật đá quý được xếp vào loại đầu bảng trong bản đồ phân loại đá quý, hiện đều có tại Việt Nam.
Hiện nước ta có ba trung tâm lớn về đá quý: Lục Yên (Yên Bái), Quỳ Châu – Quỳ Hợp (Nghệ An), Đak Nông (Đắc Lắc). Thị trường đá quý Việt Nam cho ra những viên Ruby đẹp phần lớn đều có màu đỏ sẫm (ở Lục Yên), đỏ hồng (Quỳ Châu - Quỳ Hợp). Đặc biệt, đá đỏ hồng ngọc Ruby ở Quỳ Hợp và Quỳ Châu (Nghệ An) và ở Lục Yên (Yên Bái) đã trở nên nổi tiếng thế giới và luôn hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư thế giới và nhà buôn bán đá quý quốc tế đến nước ta săn tìm Ruby. Cùng với Ruby nổi tiếng nhất ở huyện Mozok
(Mianma), Ruby ở hai huyện Quỳ Hợp - Quỳ Châu (Nghệ An) và Lục Yên (Yên Bái) của Việt Nam là bốn nơi được thế giới công nhận là tuyệt hảo.
“Ông lớn” tiên phong hội nhập
Đá quý Việt Nam, được phát hiện lần đầu tiên bởi những viên Ruby, Sapphire tìm thấy năm 1987 tại Lục Yên (Yên Bái), trong quá trình lập bản đồ địa chất. Kể từ đó đến nay, cùng với việc đẩy mạnh tìm kiếm và khai thác thì thị trường đá quý Việt Nam cũng đang ngày càng sôi động.
Theo đánh giá của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ước tính mỗi năm Việt Nam đã chi khoảng 3,5 tỷ USD để mua vàng và trang sức. Là một thị trường tiêu thụ lớn, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu nữ trang có tiềm năng hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu vàng trang sức, đá quý đã có thời kỳ (2009 - 2010) đạt tới trên 2 tỷ USD. Cả nước hiện có đến 12.000 đơn vị sản xuất, gia công hàng trang sức, đang dần khẳng định vị trí của ngành Đá quý Việt Nam trên con đường tìm “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế. Trong đó “người tiên phong” được biết đến là Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI.
 |
Tập đoàn DOJI nhận Chứng nhận Xếp hạng Dẫn đầu VNR500. Ảnh: T.L
|
DOJI hiện là một trong những “ông lớn” của cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam với hệ thống gồm 6 công ty thành viên, 5 công ty liên kết góp vốn và 12 chi nhánh. Với sự đầu tư đồng bộ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng doanh thu liên tục và ấn tượng, mang tính “xung kích” trên thương trường ngọc, đá quý.
Tính đến hết tháng 11/2013, Tập đoàn đã đạt mức doanh thu ấn tượng 35.000 tỷ đồng và giữ ngôi vị số 1 trong bảng tổng sắp 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam xếp hạng. Đặc biệt, DOJI cũng nằm trong số ít DN trong lĩnh vực vàng bạc đá quý đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Trang sức cao cấp DOJI thời gian qua đã để lại được tiếng vang lớn khi tham gia các kỳ Hội chợ Quốc tế Trang sức Việt Nam và khẳng định vị thế hàng đầu của mình tại các sân chơi có sự tham gia của nhiều thương hiệu “kỳ cựu”, có bề dày thâm niên, tạo được ấn tượng với khách hàng và các đơn vị cùng lĩnh vực kinh doanh, góp phần đáng kể trong việc tạo “chỗ đứng” của ngành Đá quý Việt Nam trên bản đồ ngành đá quý thế giới.
Ngành Đá quý Việt Nam đang trên đà hội nhập nhanh và mạnh mẽ vào nền công nghiệp đá quý thế giới. Trên con đường còn không ít thử thách ấy, DOJI đã đem lại cho ngành Đá quý Việt Nam điểm sáng lấp lánh, báo hiệu những ánh hào quang rực rỡ trong tương lai. /.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án cấp nhà nước KT-01-09 “Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam” (1996), trên lãnh thổ Việt Nam đã phát hiện được 73 mỏ, 160 điểm quặng và 211 điểm khoáng sản đá quý, đá mỹ nghệ và đá kỹ thuật; trong đó quan trọng nhất là Ruby, Sapphire với 50 mỏ quặng và 106 điểm khoáng hóa. |