Đó là nhóm ảnh hưởng Trung Quốc; nhóm Hồi giáo; nhóm Tháng 4 và nhóm theo Dương lịch. Mặc dù phong tục mỗi nơi mỗi khác, nhưng tất cả các nghi lễ, phong tục đón năm mới ở các nước đều cầu mong năm mới đem lại may mắn, hạnh phúc và an lành.
*Trung Quốc và Xinh-ga-po
Tết ở Trung Quốc thì chẳng khác mấy Tết ở Việt Nam, cũng có cúng ông bà, múa lân, treo câu đối, liễn xuân và lì xì cho trẻ em.
Ở Xinh-ga-po với đại bộ phận là Hoa kiều cũng có tết truyền thống tương tự. Ngày Tết có khác chăng là trò múa rồng đặc sắc bên cạnh múa sư tử.
Cả hai nước có tục lễ tết hằng năm đều cầm tinh một con vật nào đó như ở Việt Nam có 12 con giáp. Ngày Tết ở các nước Trung Quốc, Xinh-ga-po người ta thường nặn con vật cầm tinh năm đó đem bán cho mọi người mua về trưng bày trong nhà lấy may.
* Lào

Tết đón năm mới của người Lào có tên là Bunpimay (còn gọi là Tết “Buộc chỉ cổ tay”, hay lễ hội “Hốt Nậm” - Té nước, cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc). Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp được xem như là linh hồn của người Lào trong năm mới.
Ngày Tết người dân Lào thường đi chùa lễ Phật, tắm Phật, đặc biệt là có tục tạt nước vào nhau cầu phúc. Quan niệm ai được tạt ướt nhiều thì năm mới càng có nhiều may mắn. Ngày Tết có cuộc đua thuyền rất vui. Khách vào nhà người Lào năm mới sẽ được gia chủ cột vào cổ tay sợi chỉ đỏ chúc phát tài, nếu buộc chỉ xanh có nghĩa là chúc sống mạnh khỏe, hạnh phúc.
* Campuchia
Tết ở Campuchia có Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây. Tết này thường diễn ra vào cuối mùa nắng, tức trung tuần tháng 4. Đêm giao thừa, dân nước bạn tổ chức rước thần Thê-vê-đa cũ đi, mời thần Thê-vê-đa mới về ngự trị. Mồng 1 làm thức ăn ngon vào chùa dâng Phật và bày cho sư sãi ăn. Các nhà sư phải gắp mỗi phần ăn một miếng để ai cũng được phước như nhau. Ngày mồng 2 họ cũng dâng cơm vào chùa, làm lễ đắp 9 ngọn núi và cầu siêu cho những linh hồn siêu thoát. Mồng 3 thì làm lễ tắm Phật, sau đó đua thuyền do một sư trưởng dẫn đầu cuộc thi.
Ngày Tết ở Campuchia có màn múa Lân - môn truyền thống rất vui nhộn. Ngày tết cuối cùng, người ta căng một sợi dây ngang sông cho người đứng đầu địa phương chặt dây ra lệnh cho nước rút ra biển để dân cày cấy.
* Thái Lan
|
Tết cổ truyền của đất nước Thái Lan có tên gọi là Songkran được tổ chức từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Họ dọn dẹp nhà cửa, rũ bỏ những cái cũ, té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng... những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Tiếp đó là Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước. Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee - Ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già, tổ tiên và rắc nước thiêng. Songkran là Tết mọi người nghĩ tới người đã khuất nên họ thường chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên rồi tiếp đó mới vui chơi thỏa thích.
* Myanmar
Tết truyền thống của Myanmar có tên gọi là Tết Thingyan trùng vào dịp lễ Phục sinh của các nước phương Tây. Ngày Tân niên của Tết Thingyan là thời điểm mọi người viếng thăm người lớn tuổi và quỳ lạy để thể hiện lòng tôn kính cũng như dâng nước đựng trong các nồi đất nung và xà phòng thơm. Người nhỏ tuổi sẽ gội đầu cho người lớn tuổi, theo cách thức truyền thống là với hạt và vỏ của cây keo Acacia
rugata. Ngày Tết người dân Mynmar thường hành hương đến chùa Swedagon và Sul lễ Phật. Đây là kỳ quan của châu Á, ngôi chùa bằng vàng này có tháp cao đến 110m.
* Philippin
Tết truyền thống của Philippin lại chịu ảnh hưởng của châu Âu. Đa số dân Philippin đều theo đạo Công giáo, Tin lành nên ngôn ngữ chính của họ là tiếng Anh. Dân Philippin đón Tết cổ truyền từ trước lễ Giáng sinh. Ở vùng nông thôn, người Philippin leo lên các ngọn núi cao để cầu phúc kéo dài trong 9 ngày và chỉ chấm dứt vào ngày Noel. Trẻ con Philippin vào ngày Tết cũng được mặc quần áo mới, người lớn thì ca hát, ăn nhậu. Mỗi khu phố, bản làng đều có những cuộc chơi tập thể. Vùng quê đám thanh niên đeo mặt nạ giả thần núi nhảy múa chung với cả làng để cầu phúc, cầu may, cầu mùa màng bội thu và một năm mới tốt lành. Đối với người Philippin, ngày tết biểu tượng cho sự thay đổi, hy vọng, cơ hội sửa sai và làm những điều tốt đẹp.
* Indonesia và Malaysia
Tết nơi đây thường theo lịch Hồi giáo. Mỗi nhà đều dựng một ngai thờ cao 2 mét bằng gạo nhuộm đủ màu sắc, dừa, lá dừa và mía để tế thần. Trước ngai là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ngày Tết người ta rước kiệu đi khắp phố phường cầu phúc cho nhau. Hầu hết, sau tết ngai thờ được khiêng ra sông dìm xuống nước xin Hà Bá ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu./.