Nhưng tiến độ trong hơn một năm qua vẫn… đang ở giai đoạn sơ khai. Để có được bước tiến nhanh và hiệu quả hơn trong năm 2014, thì đề án này cần có những cú hích, những điểm tựa để tăng tốc. Đó là nhìn nhận của nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cao Sỹ Kiêm khi trao đối với phóng viên TBTCVN.
* Xin ông cho biết đánh giá của mình về tình hình tái cấu trúc DNNN cho đến thời điểm hiện nay?
- TS. Cao Sỹ Kiêm: Theo chủ trương chung, tái cấu trúc DNNN chủ yếu tập trung vào các tập đoàn và tổng công ty. Thực tế, quá trình tái cấu trúc DNNN vẫn đang ở giai đoạn hoàn chỉnh và duyệt xong đề cương chung, đề án chung và đề cương cho từng đơn vị. Bên cạnh đó, chúng ta đã và đang dần nhìn ra được những bất cập trong quá trình thực hiện cơ cấu lại DNNN thời gian qua.
Tuy nhiên, đến giờ phút này, quá trình tái cấu trúc DNNN đang diễn ra một cách lẻ tẻ. Kể cả đối với một số tiêu điểm mà xã hội đang quan tâm và cần phải tập trung như Vinaline, Vinashin cùng một loạt các tập đoàn nữa.
Mặt khác, chất lượng nhiều đề án tái cơ cấu mà DNNN đã trình được đánh giá là quá nặng về báo cáo thành tích, chung chung. Trong khi đó, ý tưởng, phương án tái cơ cấu chưa có tính thuyết phục cao, chưa thực sự giải quyết tốt những vấn đề doanh nghiệp đang “mắc” phải.
Kinh nghiệm cho thấy, ngoài việc thiếu hàng loạt hành lang pháp lý để xử lý nợ, xử lý doanh nghiệp thua lỗ, Nhà nước cũng thiếu những biện pháp mạnh tay để giải quyết triệt để số doanh nghiệp này. Những yếu tố để làm một cách mạnh mẽ, chất lượng và đồng bộ thì chỉ đang ở bước ban đầu, sơ khai.
* Thưa ông, nhìn lại quá trình tái cấu trúc DNNN từ 2012 đến nay, ông tâm đắc nhất điều gì?
|
|
 |
Điều tôi tâm đắc và cho là quan trọng nhất là chúng ta đã nhìn được rõ những khuyết điểm, tồn tại của hệ thống DNNN, đặc biệt của hệ thống tập đoàn. |
 |
|
Ông Cao Sĩ Kiêm
|
|
|
- TS. Cao Sỹ Kiêm: Điều tôi tâm đắc và cho là quan trọng nhất là chúng ta đã nhìn được rõ những khuyết điểm, tồn tại của hệ thống DNNN, đặc biệt của hệ thống tập đoàn. Chính những khiếm khuyết mà chúng ta đã nhìn ra và đánh giá hậu quả của nó sẽ giúp chúng ta có quyết tâm để điểu chỉnh nhằm giúp hệ thống này có sự chuyển biến tốt hơn trong điều kiện mới.
Bên cạnh đó, chúng ta đã bắt đầu xây dựng được các dự án tổng thể và làm nền tảng để đi vào làm các đề án chi tiết.
Tuy nhiên, cũng phải đánh giá khách quan là cả hai yếu tố này vừa qua làm chưa tốt nên kết quả tái cấu trúc còn hạn chế. Nếu chúng ta làm đồng bộ, kiên quyết, tập trung, có phương pháp và có lộ trình cụ thể hơn thì sẽ có kết quả hơn.
* Xin ông cho biết nhận định của mình về những thuận lợi cũng như khó khăn mà quá trình tái cơ cấu DNNN trong năm 2014?
- TS. Cao Sỹ Kiêm: Năm 2014, theo đánh giá chung, nước ta đang chuyển sang những chủ trương về các yếu tố dài hạn hơn như chỉnh lại mô hình tăng trưởng, bố trí lại cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp một cách đồng bộ hơn các hệ thống phân bổ vốn, hệ thống DNNN, hệ thống ngân hàng…
Hy vọng rằng, tất cả những yếu tố dài hạn này sẽ được thực hiện cùng một lúc và thực hiện tích cực hơn, đồng thời đi vào thiết kế cụ thể hơn. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc DNNN.
Những năm trước, chúng ta cũng đã có chủ trương nhưng chỉ dừng lại ở sự chuẩn bị chứ chưa thực sự “làm”. Năm 2014 là năm sắp xếp, đổi mới để phục hồi lại nền kinh tế, nên hy vọng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho DNNN về những chủ trương, chính sách và lộ trình cụ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, khó khăn vẫn còn khá nhiều. Bởi vì tất cả doanh nghiệp hiện nay đang ở trong tình trạng co hẹp sản xuất, đang bị trì trệ và phá sản với số lượng cao; tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cao và khả năng vươn lên có mức độ; các yếu tố như ngân sách thụt, vốn tín dụng không tăng lên được…
Tất cả những yếu tố này gây khó khăn cho tình tình hiện nay. Nhất là hai địa bàn có chỗ dựa vững chắc như nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt nông nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ vẫn còn nhiều khuyết điểm chưa khắc phục được nên không thể hỗ trợ một cách tích cực cho các doanh nghiệp phát triển. Chính những vấn đề này đang vô hình cản trở quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu DNNN nói riêng.
* Theo ông, sang năm 2014, Nhà nước cần có giải pháp gì để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DNNN một cách hiệu quả?
- TS. Cao Sỹ Kiêm: Thứ nhất là Nhà nước nên tiến hành rà soát lại tất cả những chính sách, quy định ban hành trong quá trình tái cấu trúc DNNN xem thiếu gì thì bổ sung cho đủ, để làm nền tảng và cơ sở đi vào tái cấu trúc.
Thứ hai, tổ chức đánh giá lại một lần nữa một cách sát thực và nghiêm túc thực trạng hệ thống DNNN hiện nay và có những phương án tổng thể. Trên cơ sở phương án tổng thể đó mới bắt đầu xây dựng phương án chi tiết cho từng lĩnh vực, từng loại hình. Và đi kèm theo đó là những bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, để giúp quá trình tái cấu trúc “chạy” được mà không bị vướng mắc.
Thứ ba, Nhà nước cần có lộ trình hợp lý cho từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương để có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ từ chính quyền cho đến ban, ngành, doanh nghiệp…Bởi lẽ, hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động có tính liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Ví như mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa ngân hàng và doanh nghiệp chẳng hạn, NH làm tốt thì DN được hưởng, DN làm ăn tốt thì NH phát triển.
Thứ tư, năm 2014, để thực hiện hiệu quả, bên cạnh những định hướng sắp xếp cơ cấu thì quan trọng nhất, nhà nước phải chú ý về mặt thể chế. Khi thông suốt về hệ thống thể chế thì chúng ta sẽ có khả năng phân bổ vốn đầu tư một cách tích cực và đúng chỗ. Đồng thời, điều chỉnh xây dựng hạ tầng một cách có hiệu quả, tránh dàn trải và làm cho chất lượng của hệ thống tài chính ngân hàng được nâng lên.
Cuối cùng, cần lưu ý trong quá trình triển khai thì phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, uốn nắn, tổng kết, nhân rộng mô hình tốt và tổng kết những kinh nghiệm hay.
Tôi cho rằng, khi chúng ta làm được theo phương pháp đó, quy trình đó thì quá trình tái cấu trúc DNNN không chỉ nhanh, hiệu quả mà còn đạt được tính bền vững, cũng như khả năng hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ và có chất lượng. q
* Xin cảm ơn ông!