JCB “bắt tay" với Soft Space và sự tác động tới phương thức thanh toán tại Đông Nam Á

14:05 | 01/04/2022 Print
(TBTCO) - Cú “bắt tay" mang tính chiến lược giữa hệ thống thanh toán lớn nhất Nhật Bản JCB và công ty hàng đầu châu Á trong ngành Fintech Soft Space hứa hẹn sẽ có tác động không nhỏ trong phương thức và hành vi sử dụng tiền của người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á (SEA).

Những yếu tố quan trọng trong cuộc hợp tác giữa JCB và SoftSpace

“Gã khổng lồ” đến từ Nhật Bản JCB đã chính thức công bố hợp tác chiến lược với Soft Space công ty thanh toán kỹ thuật số tiên phong ở ASEAN cung cấp các giải pháp thanh toán sáng tạo, có trụ sở tại Malaysia. JCB đã đầu tư khoảng 5 triệu đô la Mỹ vào Soft Space cùng một loạt dự án hợp tác kinh doanh khác nhằm khai thác tối ưu thế mạnh của mô hình Fintech và các dịch vụ về công nghệ. Đây là một phần của đợt tài trợ đầu tiên đang được triển khai cho Soft Space cùng với các khoản đầu tư khác trong tương lai.

Quan hệ đối tác chiến lược với Soft Space cũng nhằm mục đích khai thác sự hiệp lực giữa hai bên; bao gồm việc mở rộng mạng lưới thương nhân của JCB, thiết lập các giải pháp phát hành thẻ và cung cấp các giải pháp tiếp thị khách hàng. Bên cạnh đó, các lĩnh khác hợp tác khác bao gồm: Hệ thống đơn lẻ cho phép người dùng lập kế hoạ chỗ, đặt chỗ, thanh toán cho tất cả dịch vụ riêng lẻ cần thiết Mobility-as-a-service (MaaS); Cổng thanh toán; Phương thức thanh toán theo nhu cầu dựa trên những gì đăng ký để phát hành thẻ ID Cards-as-a-service (CaaS); White Label Service; Dịch vụ nền tảng API và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.

Cả Soft Space và JCB đều cam kết đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt ở cả Malaysia và Đông Nam Á bằng cách sử dụng các công nghệ fintech tiên tiến và cạnh tranh, từ đó thiết lập mối liên kết giữa người tiêu dùng Nhật Bản với Đông Nam Á.

JCB sở hữu và vận hành một trong những hệ thống thanh toán lớn nhất ở Nhật Bản. Hiện đơn vị này đang hỗ trợ khoảng 37 triệu thương gia và hơn 140 triệu chủ thẻ trên khắp thế giới. Trong cuộc hợp tác chiến lược này với Soft Space, JCB cho thấy tầm nhìn thức thời của mình, không chỉ góp phần vào sự phát triển mảng dịch vụ thanh toán điện tử tại Đông Nam Á, giúp cho sự lưu thông kinh tế trở nên tiện ích hơn, mà đây còn chính là “đòn bẩy" để JCB khẳng định sức ảnh hưởng mang tính toàn cầu của mình.

JCB “bắt tay
JCB “bắt tay" với Soft Space và sự tác động tới phương thức thanh toán tại Đông Nam Á.

Sự tác động tới người tiêu dùng

Đông Nam Á luôn được đánh giá là thị trường phát triển nhanh nhất về thanh toán số. Cần nói kỹ hơn, thanh toán số hiện là một trong ba nhánh chủ chốt cấu thành hệ sinh thái thương mại trực tuyến, cùng với các sàn thương mại điện tử và hệ thống logistics. Theo một báo cáo mới của IDC được ủy quyền bởi nền tảng thanh toán toàn cầu 2C2P, toàn thị trường Đông Nam Á đang trải qua một cuộc chuyển đổi tài chính thúc đẩy bởi thanh toán kỹ thuật số. Đầu tiên, báo cáo ước tính rằng chi tiêu cho thương mại điện tử sẽ tăng 162%, đạt 179,8 tỷ USD vào năm 2025 trong toàn khu vực. Trong đó, thanh toán kỹ thuật số chiếm 91% giao dịch.

Những con số báo cáo từ các tổ chức uy tín cho thấy người tiêu dùng tại Đông Nam Á ngày càng hướng đến phương thức chi tiêu không tiền mặt. Thậm chí Singapore hiện là 1 trong 3 quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất thế giới và đang đi trước châu Âu 5 tới 10 năm về thanh toán điện tử. Còn tại Malaysia, 74% người dân cho biết, họ đang dần không còn phụ thuộc vào tiền mặt và ưa chuộng sử dụng các giao dịch điện tử hơn. Con số đó tại Indonesia hiện cũng đã đạt tỷ lệ 42%. Tuy nhiên, ngoài Singapore, các quốc gia trong khối ASEAN vẫn nằm ở diện đang phát triển, bên cạnh đó, yếu tố văn hoá bản địa như chợ dân sinh, hàng rong, quán vỉa hè…khiến cho thói quen sử dụng tiền theo kiểu truyền thống vẫn tồn tại song song.

Với sự đầu tư chiến lược của JCB vào Soft Space nhằm ra đời những dịch vụ tối ưu, hiện đại trong việc thanh toán điện tử, JCB cho thấy tầm nhìn trọng yếu hướng về thị trường Đông Nam Á. Với sự phát triển công nghệ ở các cổng thanh toán tiện ích, cùng đa dạng mô hình thẻ, thanh toán nhanh trên thiết bị di động… Những yếu tố này tích hợp vào trong những vật dụng thường ngày mà người dân sử dụng, từ đó khiến sự thích nghi với phương thức thanh toán mới trở nên tự nhiên, đơn giản và nhanh chóng. Sự tác động đó sẽ càng gia tăng tỷ lệ ưa chuộng giao dịch điện tử ở Đông Nam Á, góp phần tạo nên phương thức chi tiết hoàn toàn không tiền mặt trong tương lai.

Xem chi tiết tại đây : https://www.global.jcb/en/press/2022/202201131200_alliance.html

P.V

© Thời báo Tài chính Việt Nam