Top 10 ngân hàng toàn cầu tốt nhất thế giới

12:00 | 09/09/2015 Print
Tạp chí Tài chính toàn cầu (Global Finance Magazine - GFM) vừa thực hiện cuộc khảo sát quy mô và đưa ra bảng xếp hạng những ngân hàng toàn cầu tốt nhất thế giới được chia theo 12 hạng mục khác nhau.

Theo kết quả này thì ngân hàng đầu tư tốt nhất thế giới thuộc về nước Mỹ. Nhật Bản có ngân hàng doanh nghiệp xuất sắc nhất, còn ngân hàng bán lẻ có thứ hạng cao nhất nằm ở Tây Ban Nha.

Các nhà băng này được chọn lựa dựa trên những thành tích về chất lượng dịch vụ mà họ đạt được trong 1 năm vừa qua, cũng như hiệu quả quản lý, danh tiếng đi đầu trong lĩnh vực xếp hạng. Những khía cạnh xuất sắc nhất của họ được chia vào các hạng mục tương ứng. Sau đó, tạp chí Tài chính toàn cầu trao đổi với các chủ tịch ngân hàng, những người điều hành các tập đoàn, các chuyên gia và giới phân tích trong lĩnh vực tài chính để lựa chọn ra những người chiến thắng.

Ông Joseph D. Giarraputo, Chủ tịch kiêm Giám đốc xuất bản của tờ tạp chí nhận xét: “Mặc dù thị trường toàn cầu biến động không ngừng, và đồng USD rất mạnh suốt thời gian qua, các nhà băng này vẫn đang dẫn đầu sân chơi, liên tục đầu tư cải tiến cho những sản phẩm tiện ích mới, với chất lượng đội ngũ nhân viên vượt trội, cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhất tới khách hàng”.

Đáng lưu ý là trong danh sách này, riêng Citigroup chiếm 3 hạng mục 6,7 và 8 bao gồm: quản lý tiền mặt, dịch vụ ngoại hối và ngân hàng đại lý.

Dưới đây là danh sách những ngân hàng chiến thắng ở 12 hạng mục của GFM:

1- Ngân hàng Doanh nghiệp: Mitsubishi UFJ Financial (MUFG)

1- Ngân hàng Doanh nghiệp: Mitsubishi UFJ Financial (MUFG)

Trụ sở chính: Tokyo, Nhật Bản

Vốn hóa thị trường: 89,08 tỷ USD, lớn thứ nhì ở Nhật (sau Toyota Motor)

Năm thành lập: 2005, thông qua sự sát nhập của Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo (MTFG – ngân hàng có tổng giá trị tài sản thuần lớn thứ nhì Nhật Bản, khoảng 1.000 tỷ USD) với tập đoàn ngân hàng lớn thứ 4 đất nước này là UFJ Holdings.

Mạng lưới: Hơn 1100 văn phòng tại hơn 40 nước khắp thế giới.

Doanh thu: 37,8 tỷ USD

Lợi nhuận: 9 tỷ USD

Giá trị tài sản thuần: 1,7 nghìn tỷ USD

Số nhân viên: 106.800 người

MUFG là ngân hàng lớn nhất ở Nhật, đứng thứ 9 thế giới tính theo tổng giá trị tài sản và thứ 12 thế giới tính theo vốn hóa thị trường.

2 - Ngân hàng Bán lẻ: Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (BBVA)

2- Ngân hàng Bán lẻ: Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (BBVA)

Trụ sở chính: Bilbao, Tây Ban Nha

Vốn hóa thị trường: 56,64 tỷ USD

Năm thành lập: 1857.

Mạng lưới: 8.135 chi nhánh có mặt trên 31 nước toàn cầu.

Số lượng khách hàng: trên 51 triệu người

Doanh thu: 24 tỷ USD

Giá trị tài sản thuần: 671 tỷ USD

Số nhân viên: 106.800 người

BBVA là nhà băng lớn thứ nhì ở Tây Ban Nha (sau Banco Santander). Hiện BBVA là nhà tài trợ chính của giải bóng đá ngoại hạng Tây Ban Nha La Liga và cũng tài trợ cho giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA.

3- Ngân hàng Đầu tư: JPMorgan Chase & Co.

3- Ngân hàng Đầu tư: JPMorgan Chase & Co.

Trụ sở chính: New York, Hoa Kỳ

Vốn hóa thị trường: 231,36 tỷ USD

Năm thành lập: 2000, khi Chase Manhattan Corporation sát nhập với J.P. Morgan & Co.

Mạng lưới: Có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới

Số lượng khách hàng: trên 8000 doanh nghiệp

Doanh thu: 97,9 tỷ USD

Lợi nhuận ròng: 21,76 tỷ USD

Giá trị tài sản thuần: 2,6 nghìn tỷ USD

Số nhân viên: 265.400 người

JPMorgan Chase & Co. là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và lớn thứ 5 trên toàn thế giới tính theo giá trị tài sản thuần, lớn thứ 3 thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Đây là 1 trong “Big Four banks” – “Tứ đại gia ngân hàng” của Hoa Kỳ, cùng với Bank of America, Citigroup và Wells Fargo. Tiền thân của JPMorgan Chase là Bank of Manhattan Company, thành lập từ tháng 9 năm 1799 – là ngân hàng lâu đời thứ nhì của Mỹ (sau Bank of New York) và thứ 31 toàn thế giới.

4- Ngân hàng Lưu ký toàn cầu: BNY Mellon

4- Ngân hàng Lưu ký toàn cầu: BNY Mellon

Trụ sở chính: New York, Hoa Kỳ

Vốn hóa thị trường: 43,18 tỷ USD

Năm thành lập: 2007, sau khi sát nhập The Bank of New York và Mellon Financial Corporation.

Mạng lưới: Có mặt tại gần 40 nước ở châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á Thái Bình Dương

Số lượng khách hàng: Khách hàng của BNY Mellon bao gồm 80% số doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500

Doanh thu: 15,69 tỷ USD

Lợi nhuận ròng: 2,65 tỷ USD

Giá trị tài sản thuần: 385,3 tỷ USD

Số nhân viên: 50.300 người

Ngân hàng tiền nhiệm của BNY Mellon là The Bank of New York, là nhà băng lâu đời nhất ở nước Mỹ, thành lập từ tháng 6 năm 1784.

5- Tài chính thương mại: HSBC

5- Tài chính thương mại: HSBC

Trụ sở chính: London, Anh

Vốn hóa thị trường: 140,87 tỷ USD

Năm thành lập: 1865

Mạng lưới: Khoảng 6.600 văn phòng có mặt tại 80 nước và lãnh thổ trên thế giới, trải dài từ châu Âu, châu Á, Trung Đông, châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ Latin.

Số lượng khách hàng: Trên 60 triệu khách hàng

Doanh thu: 61,24 tỷ USD

Lợi nhuận trước thuế: 18,68 tỷ USD

Giá trị tài sản thuần: 2,67 nghìn tỷ USD

Số nhân viên: 266.300 người

HSBC là ngân hàng lớn thứ 4 thế giới về giá trị tài sản thuần, được tổ chức với 4 nhóm ngành kinh doanh chính: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng Bán lẻ và quản lý tài sản, Ngân hàng Tư nhân toàn cầu. Tuy trụ sở chính ở Anh quốc, nhưng nhà băng này báo cáo tài chính bằng USD vì 80% doanh thu đến từ bên ngoài nước Anh. Năm 2014, tạp chí tài chính The Banker của Financial Times xếp hạng HSBC đứng thứ nhất ở Tây Âu và thứ 5 thế giới về nguồn vốn cấp 1.

6/7/8 – Quản lý tiền mặt / Dịch vụ ngoại hối / Ngân hàng đại lý: Citigroup

5- Tài chính thương mại: HSBC

Trụ sở chính: New York, Hoa Kỳ

Vốn hóa thị trường: 155,76 tỷ USD

Năm thành lập: 1812

Mạng lưới: Khoảng 16.000 văn phòng tại 160 nước trên thế giới

Số lượng khách hàng: Trên 200 triệu tài khoản khách hàng

Doanh thu: 76,88 tỷ USD

Lợi nhuận ròng: 7,31 tỷ USD

Giá trị tài sản thuần: 1,89 nghìn tỷ USD

Số nhân viên: 243.000 người

Citigroup được thành lập từ một trong những thương vụ sát nhập lớn nhất trong lịch sử giữa người khổng lồ trong ngành ngân hàng Citicorp và tập đoàn tài chính Travelers Group năm 1998. Hiện Citi là một trong “tứ đại gia ngân hàng” của Hoa Kỳ, là nhà băng lớn thứ 3 ở nếu tính theo giá trị tài sản thuần (xếp sau JPMorgan Chase & Co. và Bank of America).

9- Quản lý tài sản doanh nghiệp: Deutsche Asset & Wealth Management (thành viên của Deutsche Bank)

9- Quản lý tài sản doanh nghiệp: Deutsche Asset & Wealth Management (thành viên của Deutsche Bank)

Trụ sở chính: Frankfurt, Đức

Vốn hóa thị trường: 39,99 tỷ USD

Năm thành lập: 1870

Mạng lưới: Có mặt tại gần 40 nước và 140 thành phố.

Giá trị tài sản quản lý: 1266 tỷ USD

Số nhân viên: 6000 người

Công ty mẹ của Quỹ Deutsche Asset & Wealth Management là tập đoàn Deutsche Bank, đang hiện diện tại hơn 70 nước, với 2800 chi nhánh, trên 98.000 nhân viên phục vụ hơn 30 triệu khách hàng.

10- Thị trường cận biên: Standard Bank

10- Thị trường cận biên: Standard Bank

Trụ sở chính: Johannesburg, Nam Phi

Vốn hóa thị trường: 18,09 tỷ USD

Năm thành lập: 1862

Mạng lưới: Hoạt động tại 20 nước châu Phi (bao gồm Nam Phi) và 21 nước bên ngoài châu Phi. Tại Nam Phi có 712 chi nhánh, ngoài ra có 239 văn phòng tại các nước khác ở lục địa đen.

Doanh thu: 16,6 tỷ USD (2010)

Lợi nhuận ròng: 1,6 tỷ USD (2010)

Giá trị tài sản thuần: 184,518 tỷ USD (2014)

Số nhân viên: 69.000 người (2015)

11- Thị trường mới nổi: ING Groep N.V.

11- Thị trường mới nổi: ING Groep N.V.

Trụ sở chính: Amsterdam, Hà Lan

Vốn hóa thị trường: 57,52 tỷ USD

Năm thành lập: 1991, khi bộ phận ngân hàng của tập đoàn NMB Postbank Groep sáp nhập với công ty bảo hiểm Nationale-Nederlanden.

Mạng lưới: Hoạt động tại hơn 40 nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và Australia.

Số lượng khách hàng: trên 33 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

Doanh thu: 47,68 tỷ USD (2012)

Lợi nhuận ròng: 3,46 tỷ USD (2012)

Giá trị tài sản thuần: 1,307 nghìn tỷ USD (2012)

Số nhân viên: 84.700 người (2012)

ING là tên viết tắt của Internationale Nederlanden Groep (Tiếng Anh: International Netherlands Group). Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: Ngân hàng bán lẻ, bán hàng trực tiếp, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản và dịch vụ bảo hiểm.

12- Tổ chức tài chính Hồi giáo: Al Baraka

12- Tổ chức tài chính Hồi giáo: Al Baraka

Trụ sở chính: Manama, Bahrain

Vốn hóa thị trường: 1,21 tỷ USD

Năm thành lập: 2002

Mạng lưới: Ngân hàng Al Baraka là một thành viên của “Hiệp hội các ngân hàng Bahrain”. Nhà băng này là một công ty trực thuộc AlBaraka Banking Group (ABG), một tập đoàn các ngân hàng Hồi giáo trải dài ở nhiều nước dưới dạng các chi nhánh và văn phòng đại diện. ABG hiện nay được coi là Tập đoàn Ngân hàng Hồi giáo lớn nhất trong khu vực./.

Ngọc Vũ (theo Independent.co.uk)

Ngọc Vũ (theo Independent.co.uk)

© Thời báo Tài chính Việt Nam