Đẩy nhanh tiến độ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội:

Để có kết quả đặc biệt cần cách làm đặc biệt

06:11 | 23/05/2022 Print
(TBTCO) - Ngày 23/5, khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Trong kỳ họp dự kiến diễn ra từ ngày 23/5 đến 16/6, Quốc hội sẽ xem xét nhiều vấn đề quan trọng. Một trong những nội dung rất được quan tâm là báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội gắn với tiến độ triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Khó giải ngân các dự án chương trình phục hồi kinh tế trong năm 2022 - 2023

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, năm 2022 là năm đặc biệt quan trọng, ngoài những nghị quyết thường kỳ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, Quốc hội đã có nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhấn mạnh nhiệm vụ chuyển trọng tâm chính sách phòng, chống dịch, chiến lược phòng chống dịch theo phương hướng thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh này, mở cửa nền kinh tế, lưu thông hàng hóa.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV dự kiến thông qua 5 dự án luật  Chiều 20/5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Theo thông tin tại cuộc họp báo, Quốc hội dự kiến họp tập trung trong thời gian 19 ngày, từ ngày 23/5 đến ngày 16/6/2022.  Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 5 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa.  Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).  Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN), giám sát và các vấn đề quan trọng khác như đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2022; phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020; Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021….  Theo dự kiến, khối lượng công việc tại kỳ họp thứ 3 lần này rất lớn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước đó đã đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục cố gắng cải tiến trong xây dựng các báo cáo tóm tắt để trình Quốc hội. Theo đó, về mặt nội dung, phải bám sát báo cáo đầy đủ, nhưng cách trình bày chủ yếu thể hiện những vấn đề lớn, những vấn đề quan trọng để báo cáo với Quốc hội, có gợi ý tập trung thảo luận. Đây là các báo cáo mà các đại biểu Quốc hội sẽ nghiên cứu toàn văn báo cáo đó, chọn lọc ra những vấn đề gì lớn, quan trọng để Quốc hội tập trung thảo luận, phân tích, mổ xẻ và có kết luận. Do đó, phải rất cụ thể, khắc phục tình trạng chung chung.   “Cử tri, nhân dân đang theo dõi rất sát những hoạt động của Quốc hội và chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được góp ý của cử tri, nhân dân. Phải làm sao để đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo chương trình hành động chúng ta đã ban hành” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Sáng 11/5, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 11.

Đồng thời, năm 2022 là năm triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện gói chính sách tài khóa và tiền tệ với yêu cầu giải ngân trong 2 năm. Tuy nhiên trước kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đã bày tỏ sự lo ngại khi tiến độ triển khai gói chính sách đang rất chậm khi đến nay đã trải qua gần một phần tư thời gian đặt ra. “Một quý mới giải ngân được 11% của riêng vốn năm nay, chưa nói vốn bổ sung. Sau này trách nhiệm của Quốc hội cũng rất lớn trong việc này. Quyết định rồi nhưng phải kiểm tra, đôn đốc, giám sát như thế nào để những nghị quyết chúng ta ban hành có hiệu lực và có hiệu quả” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Cần quyết liệt triển khai các dự án hạ tầng giao thông, tạo sức bật tăng trưởng kinh tế.
Cần quyết liệt triển khai các dự án hạ tầng giao thông, tạo sức bật tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết, khi Quốc hội quyết về Nghị quyết 43 các dự án phần lớn chỉ có tên, chưa có thủ tục đầu tư, cho nên không thể giải ngân trực tiếp vốn chương trình phục hồi kinh tế trong năm 2022 - 2023, buộc UBTVQH phải báo cáo Quốc hội và được sự đồng thuận của Quốc hội là phải thực hiện điều hòa vốn, tức là đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để có thể giải ngân vào năm 2022 - 2023, tạo dư địa để triển khai những dự án thuộc sử dụng vốn chương trình phục hồi trong năm 2024 - 2025. Đến nay, chưa có dự án nào trong chương trình phục hồi, phát triển kinh tế được trình UBTVQH cho ý kiến.

Phải dồn sức thúc đẩy đầu tư công

Bình luận về vấn đề này trước thềm Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, đây là lúc Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần quyết liệt hơn, tạo sức ép hơn nữa để đôn đốc việc triển khai các dự án quan trọng cấp bách, đặc biệt là những dự án hạ tầng giao thông các tỉnh phía Nam. “Quốc hội có thể tổ chức họp bất thường, hoặc cần tăng thêm thẩm quyền để UBTVQH có thể được quyền quyết, sau đó trình Quốc hội. Lúc này phải vận dụng những quy định đặc biệt để đẩy nhanh được chương trình phục hồi này” - ông Nguyễn Đình Cung đề nghị.

Ưu tiên nguồn lực lớn cho các chính sách hỗ trợ phục hồi

Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, xét về quy mô, tổng mức hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và các hỗ trợ khác của Chương trình phục hồi vào khoảng 346.800 tỷ đồng, tương đương 4,24% GDP. Trước khi có chương trình này, trong năm 2021, nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã được thực hiện, với tổng quy mô các chính sách chi hỗ trợ từ tài khóa và ngoài tài khóa là 269.464 tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP.

So sánh với quốc tế, quy mô các giải pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ ở các nước phát triển lần lượt khoảng 10,9% GDP và 8,6% GDP; các nước mới nổi là 4,3% GDP và 3,4% GDP; các nước thu nhập thấp (trong đó có Việt Nam) là 3,2% GDP và 0,7% GDP. Như vậy, chương trình của nước ta có quy mô tương đối lớn, phù hợp tình hình, hoàn cảnh trong nước và yêu cầu kiểm soát rủi ro vĩ mô.

Theo nguyên Viện trưởng CIEM, lúc này rất cần rút ngắn thủ tục, quy trình, chẳng hạn như giảm bớt việc chứng minh sự cần thiết, sự hiệu quả, hay các quy trình về chủ trương, quyết định đầu tư… nếu không các dự án sẽ tiếp tục kéo dài hàng năm trời, làm mất đi cơ hội, mất đi ý nghĩa của chương trình phục hồi kinh tế. “Muốn có kết quả đặc biệt thì phải có cách làm đặc biệt. Nếu vẫn cách làm như bình thường thì không thể trông đợi một kết quả khác thường” - ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng đề xuất một giải pháp để trước mắt triển khai nhanh các dự án là không cần chờ đợi toàn bộ danh mục hoàn chỉnh mà chọn dự án nào đã chuẩn bị xong rồi thì trình dự án đó. Dự án nào chuẩn bị tốt cho làm trước, đủ tiêu chí là làm. Nếu cứ chờ nhau thì tất cả cùng chậm, ông ví von “tốc độ cả đàn sếu không nên để phụ thuộc vào con cuối cùng”.

Đề xuất này cũng tương tự giải pháp được lãnh đạo Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nêu. Theo ông Nguyễn Hữu Toàn, những dự án trong danh mục phục hồi có tiêu chí, nguyên tắc riêng, khó có thể bổ sung vào dự toán ngân sách năm nay. Do đó, đối với các dự án đã có trong kế hoạch trung hạn thì nên tăng vốn để hoàn thành sớm trong năm 2022 - 2023. Hoặc có những dự án còn thiếu một chút vốn có thể bổ sung vốn chương trình phục hồi vào để hoàn thành sớm.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai gói phục hồi đúng tiến độ, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, trong bối cảnh Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang dồn sức để thúc đẩy đầu tư công, đây là lúc nên chớp lấy thời cơ, chớp cơ hội để gỡ bỏ những ràng buộc về cơ chế, áp dụng những chính sách đặc biệt.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV dự kiến thông qua 5 dự án luật

Chiều 20/5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Theo thông tin tại cuộc họp báo, Quốc hội dự kiến họp tập trung trong thời gian 19 ngày, từ ngày 23/5 đến ngày 16/6/2022.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 5 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN), giám sát và các vấn đề quan trọng khác như đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2022; phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020; Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021….

Theo dự kiến, khối lượng công việc tại kỳ họp thứ 3 lần này rất lớn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước đó đã đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục cố gắng cải tiến trong xây dựng các báo cáo tóm tắt để trình Quốc hội. Theo đó, về mặt nội dung, phải bám sát báo cáo đầy đủ, nhưng cách trình bày chủ yếu thể hiện những vấn đề lớn, những vấn đề quan trọng để báo cáo với Quốc hội, có gợi ý tập trung thảo luận. Đây là các báo cáo mà các đại biểu Quốc hội sẽ nghiên cứu toàn văn báo cáo đó, chọn lọc ra những vấn đề gì lớn, quan trọng để Quốc hội tập trung thảo luận, phân tích, mổ xẻ và có kết luận. Do đó, phải rất cụ thể, khắc phục tình trạng chung chung.

“Cử tri, nhân dân đang theo dõi rất sát những hoạt động của Quốc hội và chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được góp ý của cử tri, nhân dân. Phải làm sao để đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo chương trình hành động chúng ta đã ban hành” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Dương An

© Thời báo Tài chính Việt Nam