Thế giới cần chuẩn bị cho khả năng Feb tăng lãi suất

18:09 | 20/04/2015 Print
Hai năm kể từ khi triển khai chương trình nới lỏng định lượng, Chủ tịch Fed đã bắt đầu phát đi tín hiệu tăng lãi suất. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia đang phát triển sẽ phải chuẩn bị khá kỹ lưỡng về những kịch bản sẽ xảy ra với nền kinh tế của mình.

Thế giới cần chuẩn bị cho khả năng Feb tăng lãi suất

Ảnh minh họa. Ảnh: livetradingnews

Những kịch bản này sẽ bao gồm việc đồng USD mạnh lên trong khi dòng vốn chảy ra ngoài, một việc mà đã từng xảy ra kể từ khi Fed tăng lãi suất lần đầu tiên hồi năm 2006.

Vai trò của các quốc gia đang phát này rất quan trọng đối với việc quyết định tăng trưởng toàn cầu hiện đang bị ảnh hưởng do tăng trưởng của Trung Quốc và Brazil chậm lại.

"Mặc dù Fed luôn có gắng minh bạch nhất có thể trong các quyết định của mình, ít hay nhiều sẽ vẫn có những sự xáo trộn", Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, bà Yellen đã từng khẳng định với một nhóm các quan chức rằng bất cứ việc tăng lãi suất nào của Mỹ đều “minh bạch và có lý do”. Tuy vậy, David Skidmore, phát ngôn viên của Fed từ chối đưa ra lời bình luận.

Khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy, 71% các nhà kinh tế kỳ vọng Fed tăng lãi suất sớm nhất vào tháng 6 tới.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia Zeti Akhtar Aziz trong một cuộc phỏng vấn cho biết, thị trường sẽ “bình tĩnh” và ổn định hơn trước những quyết định của Fed so với trước đây.

Sự lo ngại lớn nhất chính là khả năng lịch sử lập lại. Vào giữa thập kỷ 90, khi Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng USD tăng giá đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính đã tàn phá nền kinh tế của Thái Lan, Hàn Quốc, Nga và Brazil.

Các thị trường mới nổi đối mặt với nguy cơ lớn từ việc tăng lãi suất của Mỹ, đặc biệt là các nền kinh tế có những khoản nợ bằng đồng USD lớn và thâm hụt tài khoản vãng lai. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tính toán rằng, các khoản nợ đã vượt qua GDP ở nhiều thị trường mới nổi chính kể từ năm 2007. Nợ doanh nghiệp ở các nền kinh tế này chủ yếu là đồng USD và đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua, ước khoảng 1.400 tỷ USD.

Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Brazil là 3 nền kinh tế đối mặt với nguy cao nhất, các chuyên gia của Pavilion Global Markets cho biết trong một báo cáo.

Các nền kinh tế mới nổi, đóng góp 40% vào nền kinh tế toàn cầu và đã giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi đợt suy thoái trước đây, cần có những sự chuẩn bị cần thiết do IMF dự báo rằng, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi sẽ giảm đạt tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009./.

Mai Linh (theo Bloomberg)

Mai Linh (theo Bloomberg)

© Thời báo Tài chính Việt Nam