W. Buffet lại đúng khi dự đoán 60% đợt IPO hàng không châu Á thất bại

11:12 | 05/11/2014 Print
Một thập kỷ trước Warren Buffet đã “chửi thề” khi mất tới 358 triệu USD trong thương vụ đầu tư vào cổ phiếu US Airways. Sau đó ông đã cảnh báo về viễn cảnh bấp bênh của ngành hàng không thế giới. Giờ đây, lời tiên đoán này đã “linh ứng” với cổ phiếu của ngành hàng không Châu Á.

W. Buffet lại đúng khi dự đoán 60% các đợt IPO hàng không tại châu Á sẽ thất bại

W. Buffet nổi tiếng với những "tiên lượng" khá chính xác về xu hướng đầu tư, đặc biệt với những thương vụ thất bại. Ảnh:Bloomberg

Theo dữ liệu của Bloomberg, giá trị cổ phần của 6 trong số 10 đợt IPO của các hãng hàng không tại châu Á trong 5 năm qua hiện đang được giao dịch dưới mức giá chào bán ra công chúng lần đầu của chính các hãng hàng không này.

Giá trị cổ phiếu của Bangkok Airways Co (BA) ngày hôm qua đã giảm 12% kể từ đợt IPO mới nhất của hãng hàng không châu Á này cách đây mới chỉ 1 tháng, với số tiền thu được lên tới 494 triệu USD.

Ngành hàng không châu Á đã thất bại trong việc thu hút vốn đầu tư, mặc dù chỉ trong 1 thập kỷ vừa qua chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng hành khách của châu lục đông dân nhất thế giới.

Điều này kéo theo sự ra đời của hàng chục hãng hàng không mới và đây cũng chính là nguyên nhân đã đẩy ngành công nghiệp này nhanh chóng trở nên dư thừa công suất.

Cổ phiếu của 10 hãng hàng không hàng đầu châu lục này đã chứng kiến mức giảm bình quân lên tới 12% so với mức giá IPO ban đầu. Sự cố này đã làm cho mức tổn thất lên tới con số khổng lồ 1,8 tỷ USD chỉ riêng trong năm ngoái.

Theo Alan Richardson, một nhà quản lý đầu tư tại Samsung Asset Management Co., người cũng đã từng bị mất lượng tiền khá lớn khi mua cổ phần của hãng hàng không Nok Airlines Pcl của Thái Lan (NOK): "Hiện có quá nhiều sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp hàng không" và ông không còn hứng thú để tham gia chào mua cổ phần lần đầu của Bangkok Air.

Trong khi đó, cùng với quá trình đô thị hóa ồ ạt ở các quốc gia châu Á trong thời gian qua là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng, đang thúc đẩy một sự đột biến trong nhu cầu đi lại.

Các hãng hàng không mới đã xuất hiện trên toàn bộ châu lục đông dân nhất thế giới này, từ Vanilla Air Inc. và Peach Aviation Ltd của Nhật Bản, cho tới hãng hàng không của một ông trùm bất động sản, bánh cookie và chủ sở hữu của một công ty du lịch của Ấn Độ.

Tăng trưởng quá nóng

Sự gia tăng đột biến của các hãng hàng không tại châu Á hiện có vẻ trái ngược với các thị trường trưởng thành của Mỹ và châu Âu, nơi đang dư thừa công suất của ngành hàng không đã dẫn đến củng cố và thu hẹp lại của các hãng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

Theo Giám đốc marketing Randy Tinseth của Boeing (BA), gần một nửa tăng trưởng không lưu của thế giới sẽ liên quan đến các tuyến châu Á trong vòng 20 năm tới. Các hãng hàng không từ khu vực này sẽ cần tới hơn 12.820 máy bay, chiếm khoảng 36% so với tổng số máy báy chở khách trên toàn cầu. Hãng sản xuất máy bay và là đối thủ của Boeing là Airbus Group NV (AIR) cũng đã đưa ra con số là 11.000 máy bay cho toàn bộ khu vực châu Á.

Bangkok Air, hãng hàng không tư nhân lâu đời nhất của Thái Lan đang cố gắng để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng không của châu lục khi hiện tại, công ty đã nhận được những đề nghị chào mua cao hơn gấp 1,5 lần so với số cổ phiếu mà công ty dự kiến sắp IPO. Hãng hàng không của Thái Lan này hiện đang đưa ra mức giá chào bán là 25 baht cho mỗi cổ phiếu.

Theo dữ liệu của Bloomberg thì cổ phiếu của Bangkok Air đã giảm về mức 22 baht/cổ phiếu vào lúc đóng cửa giao dịch ở Bangkok ngày hôm qua, mức sụt giảm tồi tệ nhất của cổ phiếu này trong năm nay, với hơn 114 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Chỉ số chứng khoán của đất nước Chùa vàng cũng ghi nhận mức sụt giảm nhẹ là 0,3%.

Bangkok Air có kế hoạch sử dụng tiền để mua 18 máy bay mới nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực như Thai Airways International PCL (THAI) và Singapore Airlines Ltd (SIA).

Sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng không tại châu Á cũng gây ảnh hưởng đã làm tổn thất cho Qantas Airways Ltd (QAN). Hãng vận tải lớn nhất của Úc đã phải thực hiện các biện pháp như cắt giảm tỷ trọng máy bay của hãng, nhằm đảm bảo về lợi nhuận.

Đợt chào bán cổ phần gần đây nhất của một hãng hàng không của Thái Lan vào năm ngoái đã làm thiệt hại đáng kể cho các nhà đầu tư. Nok Air là hãng hàng không mà ngân sách được kiểm soát bởi Thai Airways, đang được giao dịch thấp hơn 45% so với giá chào bán 26 baht hồi năm ngoái./.

Quang Minh (theo Bloomberg)

Quang Minh (theo Bloomberg)

© Thời báo Tài chính Việt Nam