Bộ Tài chính khẩn trương trình nhiều giải pháp thuế để giảm giá xăng dầu

12:33 | 03/08/2022 Print
Có ý kiến hỏi về việc nghiên cứu giảm thêm thuế đối với xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết, đã trình Chính phủ dự thảo nghị định giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%. Về thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đã báo cáo xin chủ trương, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện.
Hàng hóa vẫn đắt đỏ dù giá xăng dầu đã giảm sâu Hiệu ứng tích cực từ động thái giảm mạnh giá xăng dầu Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh

Giảm nhiều loại thuế khi giá xăng dầu tăng cao

Theo Bộ Tài chính, trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng vẫn đứng ở mức cao, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách về thuế để góp phần ổn định giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như an ninh năng lượng, cụ thể như sau:

Về thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15 ngày 6/7/2022; qua đó đã điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường đến hết ngày 31/12/2022 (nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2022).

Để kịp thời triển khai thực hiện nghị quyết này, ngày 10/7/2022, Bộ Tài chính có công văn số 6622/BTC-CST gửi Tổng cục Thuế, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng cục Hải quan, cục hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính minh bạch, thống nhất.

Về thuế xuất nhập khẩu, ngày 19/7/2022, trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính có Tờ trình số 166/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo nghị định giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì thuộc nhóm 27.10 từ 20% xuống 10%.

Đề xuất giảm 10% thế MFN xăng động cơ

Về thuế xuất nhập khẩu, ngày 19/7/2022, trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính có Tờ trình số 166/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo nghị định giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì thuộc nhóm 27.10 từ 20% xuống 10%.

Dự kiến khi ban hành, chính sách này sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung, tạo cơ hội tiếp cận nguồn cung mới cho các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì phụ thuộc vào nguồn xăng từ Hàn Quốc hay các nước trong ASEAN (do xăng dầu đang chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc và các nước trong ASEAN); qua đó thúc đẩy sự ổn định thị trường xăng dầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động khó lường, khó dự báo. Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ để trình Chính phủ ký ban hành.

Cũng theo Bộ Tài chính, về chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, ngày 28/7/2022, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về phương án thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai xây dựng văn bản, theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Tài chính khẩn trương trình nhiều giải pháp thuế để giảm giá xăng dầu
Bộ Tài chính đã khẩn trương trình nhiều giải pháp thuế để giảm giá xăng dầu. Ảnh: TL.

Giá xăng dầu giảm nhưng giá cả hàng hóa, dịch vụ vẫn chưa “hạ nhiệt”

Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu trong nước đã qua 20 đợt điều chỉnh giá (tính cả đợt điều chỉnh vào chiều 1/8), trong đó 13 đợt tăng, 7 lần giảm. Với mức hạ hơn 6.500 đồng mỗi lít xăng, nhưng đến thời điểm này giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn chưa giảm theo.

Một số mặt hàng thiết yếu, nhất là thịt lợn tăng vọt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4%. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI do đó đã tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng.

Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành cùng rà soát, kiểm soát giá hàng hoá, dịch vụ, không để xảy ra găm hàng, đầu cơ và tăng giá bất hợp lý.

Trong bối cảnh áp lực lạm phát lớn nửa cuối năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Với xăng dầu, Thủ tướng giao Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá thế giới, linh hoạt sử dụng công cụ quỹ bình ổn trong điều hành để "giá xăng dầu trong nước ở mức phù hợp" và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng.

Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Tài chính báo cáo Chính phủ phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

Bộ Tài chính khẩn trương trình nhiều giải pháp thuế để giảm giá xăng dầu
Nhiều mặt hàng tăng giá gây khó khăn cho đời sống người dân. Ảnh: TL.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), đối với việc quản lý giá các mặt hàng cụ thể (nhất là các mặt hàng đang có biến động như xăng dầu, cước phí vận tải, vật liệu xây dựng, vật tư và sản phẩm nông nghiệp, giá dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế), các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật Giá, cơ quan quản lý đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thận trọng điều hành giá hàng hóa thiết yếu

Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật Giá, cơ quan quản lý giá đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Minh Anh

© Thời báo Tài chính Việt Nam