HSBC chi 10 triệu USD dàn xếp vụ gian lận chi phí tịch biên nhà

15:09 | 03/07/2014 Print
Công tố viên bang Mahattan (Hoa Kỳ) vừa thông báo vụ dàn xếp trị giá 10 triệu USD với Ngân hàng HSBC cùng cáo buộc gian lận trong việc nộp mức phí của Ngân hàng này cho Chính phủ khi tịch biên tài sản của các chủ bất động sản.

.telegraph.co.uk

Ảnh: telegraph.co.uk

Các công tố viên cho biết, HSBC thiếu kiểm soát nội bộ để xem xét các chi phí phát sinh trong quá trình tịch biên tài sản – chi phí mà cuối cùng Ngân hàng này sẽ phải nộp lên Chính phủ để hoàn trả.

Ngân hàng này thừa nhận hành vi sai trái như một phần của việc giải quyết dân sự, tiêu tốn hàng triệu đô la của Chính phủ từ việc thất thu.

Preet Bharara, Luật sư Hoa Kỳ ở Mahattan cho biết trong một tuyên bố: "Hành động dân sự như thế này là một công cụ quan trọng mà văn phòng của chúng tôi có thể và sẽ tiếp tục sử dụng trong việc buộc các định chế tài chính chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình".

Trong một tuyên bố khác, người phát ngôn của Ngân hàng HSBC cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng vì đã giải quyết được vấn đề này. Ngân hàng đang tiến hành các bước để tăng cường giám sát quá trình thanh toán".

Vấn đề này khiến người ta lần theo vai trò của HSBC như một người phục vụ cho các khoản vay mua nhà. Trong vai trò đó, Ngân hàng này thu thập các khoản thanh toán từ chủ nhà và xử lý các khoản tịch biên.

Trong quá trình tịch thu nhà, các ngân hàng thường thuê ngoài một số công việc như luật sư và các công ty công chứng mà có thể làm phát sinh nhiều chi phí. Khi HSBC tịch thu các khoản cho vay được bảo hiểm bởi Cơ quan quản lý nhà liên bang, ngân hàng được phép nhận bồi thường từ Chính phủ để trang trải những chi phí trên.

Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thiết lập chương trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng chi phí cho các hãng luật là hợp pháp.

Từ năm 2009 đến 2010, khi việc tịch biên nhà gia tăng, ngân hàng HSBC đã không làm điều đó, ông Bharara nói.

Do đó, Cơ quan quản lý nhà liên bang và Fannie Mae, công ty thế chấp tài chính được chính phủ hậu thuẫn vốn được bảo hiểm một số khoản vay trong vấn đề này phải chịu hàng triệu đô la thiệt hại.

Hành động này gợi nhớ về một cuộc thanh trừng trước đây lên các ngân hàng vì không giám sát quá trình tịch thu nhà. Các ngân hàng thuê ngoài quá trình tịch biên nhà dưới cái bóng của các công ty luật thường xuyên bị mất giấy tờ và nhà bị tịch thu đóng dấu mà không có tài liệu thích hợp.

Các nhà chức trách liên bang yêu cầu xem xét độc lập việc tịch biên từ năm 2009 tới 2010 - một cuộc điều tra được kỳ vọng sẽ phát hiện ra một số ngân hàng lớn nhất của nước này tính lệ phí quá mức cho chủ nhà, không thực hiện sửa đổi cho vay và trong một số trường hợp hiếm hoi tịch biên nhà khi chủ nhà đã trả hóa đơn của họ, hoặc là các thành viên quân sự được bảo vệ. Những trường hợp này bao gồm cả HSBC đã được giải quyết một cách riêng biệt.

Trong trường hợp của HSBC được công bố hôm thứ Ba vừa qua, việc làm sai trái này được giới hạn đến mức chi phí tính cho Chính phủ. Người phát ngôn của HSBC, Robert Sherman, cho biết trong năm 2010, Ngân hàng đã đẩy mạnh giám sát của "việc tịch thu nhà của các công ty luật, và đưa ra sự quản lý mạnh mẽ các công ty luật và chương trình giám sát ngay cả trước khi họ nhận được thông báo về hành động đặc biệt này”.

Tuy nhiên, theo các nhà chức trách, các biện pháp mới của ngân hàng đã quá muộn.

Michael P. Stephens, quyền Tổng thanh tra của Cơ quan Tài chính nhà Liên bang, giám sát Fannie Mae cho biết: “Việc thiếu kiểm soát của ngân hàng này cho thấy sự bỏ bê và thất bại trong việc phục vụ khách hàng và người nộp thuế.”

Vũ Hoa (theo New York Times)

Vũ Hoa (theo New York Times)

© Thời báo Tài chính Việt Nam