Hai gã khổng lồ xi măng thế giới tính chuyện sáp nhập

08:27 | 07/04/2014 Print
Hai tập đoàn xi măng hàng đầu thế giới là Lafarge của Pháp và Holcim của Thụy Sỹ đang tiến hành đàm phán để sáp nhập, tạo thành một công ty có giá trị trên thị trường chứng khoán lên tới hơn 30 tỷ euro tương đương 50 tỷ USD.

Hai gã khổng lồ xi măng thế giới tính chuyện sáp nhập

Ảnh: aggregateresearch.com

Thỏa thuận này nếu thành công sẽ là một thương vụ lớn chưa từng có trong ngành sản xuất xi măng thế giới. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ phải đối mặt với cuộc điều tra dài hơi từ các nhà quản lý cạnh tranh, vì công ty mới này sẽ có thể thống trị thị trường xi măng tại Châu Âu và Mỹ.

Ngay sau khi thông báo trên được đưa ra, giá cổ phiếu của 2 công ty đã nhảy lên mức cao nhất trong vòng 4 năm qua khi cổ phiếu của công ty Lafarge tăng 9% và cổ phiếu của công ty Holcim tăng 7%, đẩy giá cổ phiếu của toàn ngành xi măng tăng cao.

Trong bài phát biểu hôm thứ 6, hai công ty cho biết họ chưa tiến tới được bất cứ thỏa thuận nào trong thương vụ sáp nhập siêu lớn này, cũng như không có bất cứ đảm bảo nào cho thương vụ này.

Tuy nhiên, hai bên đều chỉ ra có sự bổ sung mạnh mẽ và gần gũi văn hóa giữa các hoạt động của họ.

Việc sáp nhập sẽ cho phép hai công ty cắt giảm chi phí, các khoản nợ và đối phó tốt hơn với giá năng lượng tăng cao và nhu cầu giảm đã làm tổn thương ngành này kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Elizabeth Collins, chuyên gia phân tích của Morningstar nhận định: thương vụ này có thể sẽ mất 1 năm hoặc lâu hơn để hoàn tất. Các nhà quản lý cạnh tranh sẽ buộc hai công ty này phá bỏ bớt các nhà máy sản xuất và phân phối xi măng trước khi đồng ý thông qua bất cứ việc sáp nhập nào.

Theo nhà phân tích Natixis Abdelkader Benchiha: Về mặt địa lý, Lafarge và Holcim có thể bổ sung cho nhau tốt. Lafarge có sự hiện diện mạnh mẽ ở Châu Phi và Trung Đông trong khi Holcom gần như vắng mặt.

Trong khi đó, Holcim hoạt động mạnh mẽ tại châu Mỹ Latin nơi Lafarge chưa hề thiết lập cơ sở.

Trước đó, năm 2013, Lafarge đã sáp nhập với Tarmac, doanh nghiệp Mỹ-Anglo của Anh sau khi cả hai đồng ý yêu cầu bán một số lượng lớn tài sản theo chỉ định của cơ quan chống độc quyền Anh.

Holcim và đối thủ Mexico Cemex cũng công bố kế hoạch hồi tháng 8 để trao đổi một số tài sản và kết hợp những công ty khác ở châu Âu. Các quan chức chống độc quyền của liên minh châu Âu đang điều tra các khía cạnh của thỏa thuận này, để xem liệu nó có làm giảm cạnh tranh và dẫn đến giá cao hơn cho người tiêu dùng hay không.

Lafarge - công ty đã từng sản xuất xi măng giúp xây dựng kênh đào Suez vào những năm 1860 và nhiên liệu của Đức Quốc xã nằm rải rác bờ biển Đại Tây Dương của Pháp, hiện đang sử dụng khoảng 65.000 lao động tại 64 quốc gia. Holcim được thành lập vào năm 1912, hiện có khoảng 71.000 nhân viên tại 70 quốc gia.

Vũ Hoa (Theo BBC/Economictimes)

Vũ Hoa (Theo BBC/Economictimes)

© Thời báo Tài chính Việt Nam