TIỀN ĐI ĐÂU, VỀ ĐÂU:

Chứng khoán tuần qua (26 - 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

15:58 | 02/10/2022 Print
(TBTCO) - Thị trường chứng khoán tuần qua (26 - 30/9) tiếp tục giảm, kéo dài xu hướng điều chỉnh giảm khi áp lực bán đẩy mạnh. Thị trường đã cho thấy tín hiệu tích cực đầu tiên khi cầu giá thấp được kích hoạt trở lại trên diện rộng; bên cạnh đó là động thái mua ròng trở lại của một số nhóm nhà đầu tư tổ chức.

Thị trường chứng khoán tuần qua tiếp tục biến động giảm mạnh trên thị trường toàn cầu. Nguyên nhân chính vẫn chủ yếu do áp lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và lo ngại kinh tế thế giới suy thoái. Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 phá vỡ đáy tháng 6 và về mức thấp ở tháng 11/2020.

VN-Index tiếp tục giảm mạnh trong tuần qua. Điểm tích cực trong tuần qua là thanh khoản thị trường cải thiện trở lại trên nền giá thấp. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt bình quân 11,5 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 11,4% so với tuần liền trước.

Tại Việt Nam, nhóm các ngân hàng thương mại lẫn các ngân hàng quốc doanh đồng loạt tăng lãi suất huy động theo sau động thái nâng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và tỷ giá USD/VND vọt tăng là hai yếu tố chính gây khó cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện tại.

Chuỗi giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài sang tuần thứ 4 liên tiếp trước áp lực bán giá thấp đẩy mạnh trên diện rộng. Chỉ số VN-Index mất thêm -71,17 điểm, tương ứng với mức giảm -5,91%, đóng cửa phiên cuối tuần qua tại mốc 1.132,11 điểm.

Chứng khoán tuần qua (26 – 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

Trước sức ép từ lực cung giá thấp trên diện rộng, các nhóm ngành đồng loạt đẩy mạnh đà giảm. Giá dầu tiếp tục đi xuống khiến nhóm năng lượng (-9,8%) dẫn đầu đà giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Nhiều nhóm ngành giảm mạnh hơn thị trường chung bao gồm bất động sản (-7,3%), hàng tiêu dùng thiết yếu (-8%), hàng tiêu dùng không thiết yếu (-7,3%), công nghiệp (-7,7%), nguyên vật liệu (-7,2%); nhìn chung đây là các nhóm ngành nhạy cảm với rủi ro suy thoái kinh tế. Riêng các nhóm tài chính (-4,1%), tiện ích (-5,3%), công nghệ thông tin (-3,2%) và y tế (-2,5%) cho thấy chịu áp lực ít hơn mặt bằng chung.

Chứng khoán tuần qua (26 - 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

Ở nhóm cổ phiếu tác động mạnh nhất lên thị trường, ghi nhận các mã vốn hóa lớn trong ngành bất động sản và tiêu dùng như VIC (-12,1%), VHM (-11,3%), MSN (-8,8%), VNM (-5,7%), MWG (-7,8%). Nhóm ngân hàng trong tuần này chỉ còn số ít mã hơn tuần trước tác động tiêu cực lên thị trường như VCB (-3,6%), CTG (-7,2%), VPB (-6%), TCB (-5%).

Chứng khoán tuần qua (26 - 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

Điểm tích cực trong tuần qua là thanh khoản thị trường cải thiện trở lại trên nền giá thấp. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt bình quân 11,5 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 11,4% so với tuần liền trước. Bên cạnh lực cung giá thấp gia tăng, diễn biến này còn cho thấy sự tích cực hơn từ phía cầu.

Chứng khoán tuần qua (26 - 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền
Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ đến từ nền so sánh thấp, tuy nhiên khả năng mối quan tâm của nhà đầu tư sẽ dần dịch chuyển sang yếu tố tăng trưởng kết quả kinh doanh quý III khi kỳ công bố chính thức báo cáo tài chính quý đang đến rất gần.

Dòng tiền tham gia mạnh giúp thanh khoản gia tăng đáng kể ở các nhóm đá xây dựng (+97,2%), xi măng (+65,7%) khi 2 nhóm này được hỗ trợ bởi tín hiệu tốt từ câu chuyện đầu tư công khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên cho nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn cuối năm.

Phần còn lại của thị trường, thanh khoản cũng cải thiện rõ nét ở nhóm ngành đã giảm sâu như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... phần nào cho thấy sự tham gia trở lại của dòng tiền đang ẩn nấp chờ tìm kiếm cơ hội.

Chứng khoán tuần qua (26 - 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

Khác với các tuần liền trước, vị thế giữa các nhóm nhà đầu tư có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm nhà đầu tư cá nhân trong tuần này quay lại bán ròng với giá trị khoảng 1 nghìn tỷ đồng, tập trung ở các mã HPG (-166 tỷ đồng), FPT (-165 tỷ đồng), MWG (-163 tỷ đồng), ACB (-152 tỷ đồng), VNM (-120 tỷ đồng).

Chứng khoán tuần qua (26 - 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

Trong khi đó, vị thế mua ròng lại thuộc về khối nhà đầu tư tổ chức khi nhóm tổ chức trong nước và nhóm tự doanh mua ròng lần lượt 1,5 nghìn tỷ đồng và 1,3 nghìn tỷ đồng. Riêng nhóm nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái bán ròng với giá trị -560 tỷ đồng, khối ngoại bán ròng chủ yếu ở nhóm bất động sản như NLG (-311 tỷ đồng), KDH (-239 tỷ đồng), NVL (-197 tỷ đồng).

Chứng khoán tuần qua (26 – 30/9): Tín hiệu cầu giá thấp kích hoạt dòng tiền

Như đã kỳ vọng, thị trường chứng khoán tuần qua đã cho thấy tín hiệu tích cực đầu tiên khi cầu giá thấp được kích hoạt trở lại trên diện rộng; bên cạnh đó là động thái mua ròng trở lại của một số nhóm nhà đầu tư tổ chức.

Số liệu vĩ mô 9 tháng năm 2022 của Việt Nam được công bố khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ đến từ nền so sánh thấp do giãn cách xã hội kéo dài, tuy nhiên khả năng mối quan tâm của nhà đầu tư sẽ dần dịch chuyển sang yếu tố tăng trưởng kết quả kinh doanh quý III khi kỳ công bố chính thức báo cáo tài chính quý đang đến rất gần./.

Nguyễn Lý Thu Ngà

© Thời báo Tài chính Việt Nam