Các ngân hàng châu Âu cần bao nhiêu tiền để thỏa mãn Basel III?

15:49 | 13/08/2013 Print
Các ngân hàng châu Âu sẽ cần số tiền tương đương khoảng 34,3 nghìn tỷ USD đến năm 2018 để thỏa mãn chuẩn mực của Basel III (bộ quy chuẩn giám sát hoạt động và quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng).

Đây là quy định nhằm làm giảm khả năng các chính phủ sẽ phải tung ra những gói cứu trợ do người dân đóng thuế tạo ra để cứu những ngân hàng “có vấn đề”.- Ảnh: RTdotcom

Trong vòng 5 năm tới, những ngân hàng lớn nhất châu Âu sẽ phải dành ra 661 tỷ EUR (882 tỷ USD) tài sản và huy động thêm 47 tỷ EUR (63 tỷ USD) tiền vốn mới để áp dụng quy định tăng vốn dự phòng khủng hoảng trong Basel III.

Đây là quy định nhằm làm giảm khả năng các chính phủ sẽ phải tung ra những gói cứu trợ, lấy nguồn do người dân đóng thuế tạo ra để cứu những ngân hàng “có vấn đề”.

Những “đại gia” như Deutsche Bank, Crédit Agricole và Barclays là những ngân hàng cần nhiều vốn nhất. Đã 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đây vẫn là những ngân hàng “quá lớn để sụp đổ”. Ngân hàng Hoàng gia Scotland của Vương quốc Anh (RBS) đã phân tivchs như vậy.

Theo RBS, gánh nặng lớn nhất sẽ đổ lên đầu các ngân hàng nhỏ, khu vực sẽ cần 2,6 nghìn tỷ EUR (3,5 nghìn tỷ USD). Điều này làm gia tăng lo ngại việc cho vay các công ty nhỏ và vừa trong khu vực sẽ giảm mạnh như một hệ quả tất yếu.

“Vẫn còn có quá nhiều các khoản nợ khắp châu Âu và điều này thể hiện ngay trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng,” James Chappell, môt nhà phân tích tại ngân hàng Berenberg cho biết.

“Vấn đề chính là các ngân hàng không có đủ vốn để xóa các khoản nợ này.”

Theo số liệu của ECB, các ngân hàng trong khu vực đã bán 2,9 nghìn tỷ EUR (3,9 nghìn tỷ USD) tài sản trong bảng cân đối từ tháng 5/2012 bằng cách giảm tái cấp mới các khoản vay, sử dụng các hợp đồng mua lại hoặc phái sinh và bán các mảng kinh doanh không phải cốt lõi.

Deutsche Bank gần đây cho biết, ngân hàng này đang tìm cách cắt giảm 20% tài sản của mình trong vòng 2,5 năm tới, trong khi Barclays cũng muốn thu hẹp tài sản khoảng 65-80 tỷ Bảng (101-124 tỷ USD).

Tổng giá trị tài sản của các ngân hàng trong khu vực eurozone vào khoảng 32 nghìn tỷ EUR (43 nghìn tỷ USD), gấp hơn 3 lần GDP hàng năm của khu vực này.

Tuy nhiên theo giám đốc điều hành Fitch Bridget Gandy, việc tập trung vào quy mô của các ngân hàng và tỷ lệ vốn vay có thể là sai lầm.

“Nếu bắt buộc các ngân hàng chỉ sử dụng tỷ lệ vốn vay thì cách duy nhất để có lãi hơn là chấp nhận rủi ro cao hơn với tài sản hiện có,” Gandy cho biết.

“Chúng ta cần phải cân bằng giữa vốn bảo hiểm cho các tài sản rủi ro và tỷ lệ vốn vay không chỉ là về vấn đề quy mô,” Gandy cho biết.

Theo số liệu của ECB, các ngân hàng đã cắt giảm khoảng 5.500 chi nhánh trong toàn bộ khu vực, tương đương 2,5% tổng số chi nhánh của các ngân hàng.

Số lượng chi nhánh các ngân hàng ít hơn khoảng 20.000 đơn vị so với trước khủng hoảng năm 2008. Trong vòng 4 năm tính đến cuối 2012, các ngân hàng châu Âu đã “trảm” 8% số chi nhánh, còn khoảng 218.700 đơn vị, tương đương với 1 chi nhánh phục vụ 2.300 người./.

Mai Hương (Theo FT/Reuters)

Mai Hương (Theo FT/Reuters)

© Thời báo Tài chính Việt Nam