Mở rộng vòng tay thương dân

06:05 | 22/01/2023 Print
(TBTCO) - Năm 2022 ghi dấu một năm ráo riết tăng tốc cho tiến trình xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 để đến đích vào tháng 10/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ra được nghị quyết về nội dung này.

Năm 2022 ghi dấu một năm ráo riết tăng tốc cho tiến trình xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 để đến đích vào tháng 10/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ra được Nghị quyết về nội dung này.

Vào tháng 5/2021, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 gồm 21 lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương (trong đó có 8 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư) do Chủ tịch nước làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo này được coi là một trong những điểm mới rất đặc sắc của nhiệm kỳ Đại hội XIII, có nhiệm vụ quan trọng ngang tầm với nhiệm vụ chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng.

Tháng Nhân đạo 2022: Kết nối cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái Truy cập Hình ảnh có thể có bản quyền. Tìm hiểu thêm
Tháng Nhân đạo 2022: Kết nối cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái. Ảnh tư liệu minh họa

Chỉ trong thời gian ngắn, 27 chuyên đề tổng kết toàn diện cả lý luận và thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn thành. Các hội thảo cấp quốc gia về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước, với sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và hàng loạt Ủy viên Bộ Chính trị... Các lãnh đạo cao nhất của đất nước đều thể hiện quyết tâm rất cao thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước.

2022 là một năm cực kỳ “đặc biệt”, với dồn dập các lệnh khởi tố, bắt giam các “cá mập”. Nhưng đại phẫu đau mới mang đến bình yên, thịnh vượng dài lâu. Trong bối cảnh như vậy, nhà nước pháp quyền càng trở thành một thành trì vững chắc cho công cuộc phụng công thủ pháp và luôn rất nhân văn.

Khi vòng vây ngày càng siết lại với các loại tội phạm thì vòng tay yêu thương ngày càng mở rộng ra với toàn dân và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp phát động Tháng Nhân đạo 2022. Còn nữa, cùng với dòng chảy thời sự nhất của thời kỳ hậu Covid-19 là diễn biến “khắc nhập” tấp nập vào trại giam của các loại hình tội phạm kinh tế thì đồng thời cũng có hàng nghìn phạm nhân được đặc xá. Vào năm 2021, lần đầu tiên kể từ khi Luật Đặc xá sửa đổi năm 2018 có hiệu lực, Nhà nước tiến hành đặc xá với quy mô rất lớn, với việc Chủ tịch nước ngày 30/8/2021 ký Quyết định đặc xá cho 3.026 phạm nhân trong tổng số hơn 100.000 phạm nhân đang thi hành án tại các cơ sở cải tạo, giam giữ. Năm 2022, có thêm 2.434 phạm nhân được hưởng chính sách khoan hồng này trong dịp Tết Độc lập 2/9/2022…

Đoàn Trần

© Thời báo Tài chính Việt Nam