Ngành da giày nỗ lực vượt khó

15:34 | 24/05/2021 Print
Chịu ảnh hưởng khá nặng nề trong các thời điểm bùng phát dịch Covid – 19 nhưng ngành da giày được đánh giá là ngành có sức chống chịu tốt. Hiện nay, ngành này đã chủ động được hơn 70% nguyên phụ liệu cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các sản phẩm trung bình khá.

anh mơi

Người lao động trong ngành da giày, túi xách sẽ được cọ xát thực tế, đào tạo bài bản hơn. Ảnh minh họa: Gia Cư (ảnh chụp trước thời điểm xảy ra dịch covid)

Vượt qua các thời điểm khó khăn

Ông Trần Văn Tắc, Giám đốc Công ty TNHH Giày Tuấn Việt cho biết, từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đến nay doanh nghiệp (DN) của ông cũng như các doanh nghiệp ngành da giày rất khó khăn. Đặc biệt, giai đoạn dịch bệnh xuất hiện ở châu Âu, các đơn hàng của khách nước ngoài hủy rất nhiều. Có những khách hàng hủy đến 100%, 8% và trên 5% là bình thường. Chưa kể các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài, một phần trả tiền chậm, mặt khác khách hàng yêu cầu giảm giá thành nên doanh nghiệp bị giảm doanh thu rất lớn.

Cũng theo ông Tắc, có thời điểm doanh thu, lợi nhuận của công ty giảm đến 50%. Để giữ chân người lao động, doanh nghiệp đã cắt giảm tăng ca, thỏa thuận với công nhân một tuần nghỉ hai ngày.

Do có kinh nghiệm ứng biến qua các đợt dịch bùng phát, làm việc với nhiều nước, thực hiện nhiều đơn hàng cho nhiều quốc gia, nên khi quốc gia này có dịch thì quốc gia kia giảm dịch, giày Tuấn Việt vẫn cầm cự được qua các thời điểm khó khăn. Đồng thời, lãnh đạo công ty cũng chủ động gặp gỡ các DN nhập khẩu động viên, giảm giá bán để họ có thể tiêu thụ được sản phẩm. “Mỗi quốc gia đều có biện pháp khác nhau để cùng doanh nghiệp duy trì

Theo định hướng của Chính phủ Việt Nam, da giày, túi xách là một trong 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam. Đây cũng là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều lao động xã hội và là một trong 5 ngành xuất khẩu hàng đầu của cả nước.

sản xuất. Đến giờ này, công ty giày Tuấn Việt đã có đủ đơn hàng đến cuối năm” – ông Tắc nói.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da, Giày và Túi xách (Lefaso) Việt Nam cho biết, đơn hàng da giày, túi xách dần dịch chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều khi tình hình dịch ở Việt Nam được kiểm soát khá tốt. Thời điểm đó, các doanh nghiệp bắt tay tái phục hồi sản xuất, kết nối lại các chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp nào chậm chân sẽ mất đi cơ hội.

Cũng theo ông Thuấn, về phía Hiệp hội cũng đã hỗ trợ, phổ biến các điều kiện, cách thức để các doanh nghiệp phối hợp tốt với các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, khi đơn hàng về nhiều, hàng hóa giao thương lớn thì các DN gặp khó khi các hãng tàu “cung” không đủ “cầu” làm tăng chi phí logistics cho các DN Việt Nam. Hiện hiệp hội đang làm việc với các hãng tàu, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải để bàn với các hãng tàu về việc giảm giá thành, không vì lợi ích ngắn hạn, trước mắt mà tăng giá.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại từ đầu năm 2021 đến nay đạt khoảng trên 6,4 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước khi một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục, các doanh nghiệp (DN) tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã ký kết và đi vào thực thi.

Chiến lược cho 5 đến 10 năm tới

Trong chiến lược sắp tới của ngành, ông Nguyễn Đức Thuấn cho hay, các DN trong ngành đã chủ động kế hoạch, không chỉ phát triển cho năm 2021 mà họ đã chuẩn bị từ 5 đến 10 năm sau. Ông Thuấn đánh giá, ngành da giày túi xách Việt Nam nói riêng và thời trang nói chung đang đứng trước một cơ hội rất lớn, bởi đất nước chúng ta đã mở rộng toàn bộ các thị trường lớn.

Trong đại dịch Covid - 19 này, năng lực ứng phó của đất nước và các DN trong ngành công nghiệp thời trang là rất tốt, niềm tin trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng tăng. Do đó, theo ông, chỉ cần dịch chuyển 5-10% dung lượng thị trường thế giới về Việt Nam thôi thì ngành này trong 5 năm tới có thể đạt từ 30-40 tỷ USD.

Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, lãnh đạo Hiệp hội cho biết, các DN trong ngành đang thực hiện hai vấn đề lớn, đó là đang cùng với Chính phủ, các bộ ngành làm khoa học công nghệ môi trường để đưa các DN dần làm quen với quá trình chuyển đổi quản trị trên nền tảng số, rút ngắn thời gian thu thập dữ liệu, giảm nhân lực và tăng năng suất lao động. Các DN cũng dần đưa các thiết bị công nghệ sản xuất để tăng năng suất lao động.

Một yếu tố nữa theo ông Thuấn cũng rất quan trọng, đó là ngành da giày, túi xách phối hợp với Tổng Cục dạy nghề để chuẩn hóa các mô - đun trong ngành, người lao động được cọ xát thực tế, đào tạo tại DN bài bản hơn. Từ đó, năng suất lao động của ngành sẽ tăng lên. Hiện DN đang phấn đấu một người lao động trong ngành công nghiệp thời trang, giày dép với mã giày trung bình phải đạt từ một đến hai đôi/giờ sản xuất.

Hiện nay, ngành này đã chủ động được hơn 70% nguyên liệu phụ cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các sản phẩm trung bình khá. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành “công xưởng” giày dép trên thế giới./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Gia Cư

Gia Cư

© Thời báo Tài chính Việt Nam