Phân bón Cà Mau - Vững vàng vị thế trong ngành phân bón Việt Nam

16:30 | 08/03/2021 Print
Ngày 09/3/2011 Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập, chính thức đưa Đạm Cà Mau đến với bà con nông dân cả nước, giải quyết triệt để bài toán cân bằng cung cầu phân bón nội địa.

dạm cà mau

Sản phẩm Phân bón Cà Mau.

Đặc biệt, trong năm 2020, Công ty cổ phần Phân bón Cà Mau (PVCFC) đã có nhiều kỷ lục được xác lập: Nhà máy sản xuất duy trì ở mức 110% công suất và đạt kỷ lục sản lượng sản xuất urê quy đổi khi lần đầu tiên trong hành trình 9 năm, Phân bón Cà Mau cán mốc 934,77 nghìn tấn, đạt 104% kế hoạch và về đích trước gần 51 ngày so kế hoạch.

Song song đó, trước bối cảnh ngày càng khó khăn của thị trường tiêu thụ, PVCFC vẫn đạt sản lượng tiêu thụ Urê là 969,41 nghìn tấn, đạt 112% kế hoạch và tăng 19% so cùng kỳ năm 2019. Những con số về tài chính biết nói thể hiện bản lĩnh vượt thử thách của PVCFC.

Không còn ảnh hưởng với các chính sách điều tiết giá khí, vượt qua ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, PVCFC lập kỷ lục về doanh thu với 7.666 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch đề ra, cao hơn 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 716,93 tỷ đồng, tăng 41% so với KH 2020 và tăng 56% so với năm 2019, tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu tiết giảm chi phí với mức 243,95 tỷ đồng, đạt 247% so với kế hoạch.

Nộp ngân sách nhà nước đúng hạn, hoàn thành trách nhiệm doanh nghiệp. Đặc biệt, sản lượng xuất khẩu năm 2020 đạt trên 300 nghìn tấn, trong đó thị trường Campuchia tăng đến 42% so với năm 2019 và còn mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Brazil…

Tất cả những kỷ lục đó giúp cho cổ phiếu DCM của Công ty được các chuyên gia đánh giá là mã có mức tăng mạnh nhất nhóm ngành phân bón năm 2020 khi từ mức giá trên 5.000 đồng/CP, hiện đã tăng lên trên 15.950 đồng/CP, tức tăng gấp 3 lần. Qua đó, góp phần đẩy giá trị vốn hóa của Công ty lên hơn 8.200 tỉ đồng- đứng đầu trong các doanh nghiệp phân bón trên thị trường Việt Nam.

cà mau
Toàn cảnh nhà máy phân bón Cà Mau.

Đặc biệt, Phân bón Cà Mau ngày nay có bề dày kinh nghiệm quản trị điều hành. Triết lý công bằng minh bạch giúp Phân bón Cà Mau thiết lập hệ thống kinh doanh bài bản với hàng nghìn đại lý -bạn hàng gắn bó và còn tăng trưởng trong tương lai.

Ban lãnh đạo Phân Bón Cà Mau đã đẩy mạnh thay đổi mô hình phân phối kinh doanh thông qua ứng dụng DMS kết nối với các đại lý, khách hàng và sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các đại lý, nhà phân phối trong công tác vận chuyển, kho bãi, xúc tiến bán hàng … đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đến tay người nông dân.

Đồng thời, PVCFC liên tục đầu tư cải tiến hơn nữa về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị và đặc biệt là chính sách kinh doanh linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống quản trị tiên tiến tinh gọn luôn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong tình hình mới. Và trên tất cả, nền tảng Văn hóa bản sắc Phân bón Cà Mau tiếp tục phát huy đậm nét, lan tỏa giá trị đến từng CBCNV của công ty. Mỗi thành viên luôn tự làm mới mỗi ngày, trở thành phiên bản tốt hơn hôm qua; nâng cấp bản thân từ thể chất đến tinh thần.

Phân bón Cà Mau tiếp tục góp sức đưa diện mạo địa phương khởi sắc, chung tay phát triển nông nghiệp Việt và lưu dấu trong sự tin yêu của nông dân khắp mọi miền. Trong suốt chặng đường phát triển đã qua và đang tới, Phân bón Cà Mau luôn đề cao công tác an sinh xã hội không kém gì so với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Bởi thế mà liên tiếp nhiều năm, các chương trình trao tặng nhà tình thương, xây trường học, bắt nhịp cầu, chăm sóc sức khỏe, tài trợ học bổng, sách vở, đồng hành mùa vụ… được công ty thực hiện xuyên suốt tại các vùng, khu vực đặc biệt khó khăn trên cả nước, trong đó có tỉnh Cà Mau. Ước tính trải qua gần 10 năm phát triển, PVCFC đã trích 340 tỷ đồng thực hiện các chương trình an sinh xã hội cho các vùng, miền trong cả nước.

Tiến đến năm 2021, tập thể Phân bón Cà Mau cùng kề vai chung sức, dưới sự dẫn dắt của Ban Lãnh đạo, quyết tâm gặt hái thành công mới, góp phần xây dựng nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững. Tiếp tục tập trung vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất; vận hành và khai thác hiệu quả phân xưởng NPK, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đặc biệt đẩy mạnh phát triển thị trường NPK, hữu cơ vi sinh, dịch vụ nông nghiệp cao…;

Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu gấp đôi doanh thu khoảng 15.000 tỷ vào năm 2025; Hoàn thiện hệ thống quản trị theo thông lệ quản trị công ty tốt nhất nhằm tăng sức cạnh tranh và giá trị thị trường công ty, thu hút nhà đầu tư.

Duy trì vị thế là một trong số các doanh nghiệp tiên phong và thực hiện chuyển đổi số thành công trong tập đoàn, tiếp tụchoàn thiện số hóa quy trình hoạt động và xây dựng cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác phân tích, dự báo. Triển khai thực hiện chiến lược phát triển công ty đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 phù hợp với tình hình mới; Tiếp tục xây dựng văn hóa công ty tạo môi trường và động lực phát triển bền vững./.

Hằng Nga

Hằng Nga

© Thời báo Tài chính Việt Nam