Cần nhìn lại hiệu quả sử dụng vốn của những doanh nghiệp thuộc PVN

17:14 | 18/04/2014 Print
“Hiệu suất sử dụng vốn đang là vấn đề bức thiết cần đặt ra trong Dự thảo quy chế tài chính và quản lý vốn đầu tư cho công ty mẹ và các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)”.

kho lạnh thị vải

Kho lạnh Thị Vải là một trong số ít công trình thành công gần đây nhất của Công ty CP Xây lắp đường ống Bể chứa dầu khí (PVC-PT), công ty thuộc hàng "cháu" của PVN. Ảnh: petrotimes.vn

Đó là khẳng định của ông Lê Quang Bính - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN. Theo ông Lê Quang Bính, trong khi nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước phải "đánh vật" với việc trả nợ và huy động vốn của nhà đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành Dầu khí tiến hành cổ phần hóa khá thành công. PVN đã đưa ra nhiều giải pháp hấp dẫn nhà đầu tư trong quá trình cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO), nên công nợ các công ty dầu khí không quá căng thẳng như nhiều doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các công ty dầu khí không cao, chính là nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết cổ phiếu của họ khi niêm yết trên cả 3 sàn chứng khoán đều rớt giá thảm hại. Vì vậy, việc đưa ra quy chế tài chính phù hợp với “cơ địa” của các doanh nghiệp dầu khí vào thời điểm này, sẽ góp phần hạn chế thất thoát nguồn vốn của Nhà nước... Ông Lê Quang Bính Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn huy động của các công ty dầu khí không cao, chính là nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết cổ phiếu của họ khi niêm yết trên cả 3 sàn chứng khoán đều rớt giá thảm hại. Vì vậy, việc đưa ra quy chế tài chính phù hợp với “cơ địa” của các doanh nghiệp dầu khí vào thời điểm này, sẽ góp phần hạn chế thất thoát nguồn vốn của Nhà nước cũng như nhà đầu tư. *Thưa ông, không thể phủ nhận một điều rằng các doanh nghiệp ngành Dầu khí giỏi thu hút vốn đầu tư. Vậy thì, quy chế tài chính cho PVN cần đặt ra vấn đề gì để đảm bảo dòng vốn được sử dụng hiệu quả nhất? - Cơ chế tài chính cho bất kỳ một công ty nào, không ngoại trừ các công ty của PVN phải đảm bảo 4 nguyên tắc trong quản lý, sử dụng tài sản và xây dựng cơ cấu tài sản: Thứ nhất, rủi ro tài sản sử dụng phải nhỏ nhất; thứ hai, chi phí sử dụng tài sản thấp nhất; thứ ba, tài sản có tính thanh khoản và giá trị tài sản gia tăng cao nhất; thứ tư, hiệu suất sử dụng tài sản cao nhất. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn phải bảo đảm: Nợ trên tổng nguồn vốn được kiểm soát trong khoảng 30%-70%; rủi ro thanh toán nợ phải trả nhỏ nhất; chi phí sử dụng vốn thấp nhất; hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh sức sinh lời của một đồng tài sản (ROA) và sức sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu (ROE) phải lớn hơn lãi suất vốn vay và bù đắp được lạm phát. Do vậy, để đưa ra được quy chế tài chính phù hợp với “cơ địa” của PVN, chúng ta cần nhìn nhận lại hiệu quả sử dụng vốn của những doanh nghiệp ngành Dầu khí thời gian qua, so với lượng vốn quá lớn mà Nhà nước cũng như nhà đầu tư bỏ vào. Do việc huy động vốn quá dễ dàng từ chủ đầu tư, nên cả một thời gian dài, vấn đề quản lý, sử dụng tài sản ở PVN dường như chưa được chú trọng. Hầu hết các doanh nghiệp dầu khí đều chưa đáp ứng được các nguyên tắc trên. Ví dụ Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) từ chỗ vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, hiện vốn chủ sở hữu chỉ còn 808 tỷ đồng, với giá cổ phiếu chỉ còn hơn 5.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ số ROA, ROE ở hầu hết các doanh nghiệp ngành Dầu khí đều đạt mức quá thấp. Nếu nhà đầu tư gửi tiền vào ngân hàng thì còn có ít lãi, trong khi đầu tư vào các doanh nghiệp ngành Dầu khí thì mất cả vốn lẫn lãi. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý chi phí kinh doanh của các công ty dầu khí phải nên xem xét lại. Hầu hết nơi làm việc của các doanh nghiệp thuộc ngành Dầu khí đều nằm ở những nơi đắc địa, trong khi hiệu quả kinh doanh đạt thấp, dẫn đến các chi phí lớn trở thành gánh nặng cho các công ty này. *Việc cổ phiếu rớt giá là tình trạng chung của thị trường hiện nay, thưa ông? - Nếu so sánh với những doanh nghiệp ngang cơ với PVN như: Vinamilk, FPT hay REE, thì việc đầu tư vào những doanh nghiệp này của nhà đầu tư sẽ không sợ mất vốn, thậm chí có lãi lớn. Hay nói đúng hơn, hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp ngành Dầu khí so với những doanh nghiệp này là quá thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do ngành Dầu khí có quá nhiều công ty xây lắp, các công ty cạnh tranh lẫn nhau, “xâu xé miếng bánh” thị phần trong lĩnh vực xây lắp đang ngày càng “teo tóp”. Nếu ngành Dầu khí không giải quyết được vấn đề quy hoạch, tái cơ cấu doanh nghiệp hợp lý, vấn đề quản lý tài chính chặt chẽ và hiệu quả, thì sẽ khó thoát khỏi tình trạng nhiều doanh nghiệp ngành này sẽ phá sản hoặc giải thể trong tương lai gần. Do vậy, cơ chế tài chính cho PVN hiện nay cần giải quyết vấn đề cốt lõi là hiệu suất sử dụng vốn. * Xin cảm ơn ông!

Hà Anh

Hà Anh

© Thời báo Tài chính Việt Nam