Hàng tồn kho vẫn là nỗi lo quanh co, dai dẳng

10:11 | 22/08/2013 Print
Gần 70% DN cho rằng hàng tồn kho là mối lo ngại lớn nhất trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Đây là số liệu khảo sát đối với 700 doanh nghiệp mà VCCI vừa thực hiện.

Chỉ số tồn kho của ngành hàng xi măng tuy đã giảm nhưng vẫn là mối lo của DN. Ảnh: ĐT

Trong nửa đầu năm 2013, chỉ số hàng tồn kho tuy đã giảm ở một số ngành sản xuất như xi măng, dệt may, giày dép... nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Động thái doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013”, hàng tồn vẫn là mối lo ngại lớn nhất của DN trong những tháng đầu năm và có thể kéo dài đến hết năm. Thực tế cho thấy, khó khăn về hàng tồn kho vẫn là bài toán chưa có lời giải đối với DN. Theo số liệu khảo sát đối với 700 doanh nghiệp mà VCCI thực hiện mới đây, tỷ lệ DN cho rằng hàng tồn kho đang là mối lo ngại lớn nhất lên tới 69,2% . Đặc biệt, 27,6% DN đang rơi vào tình trạng tồn kho, không thu hồi được công nợ, dẫn tới không còn vốn quay vòng và sản xuất bị đình trệ. Nỗ lực của DN để tìm cách thoát khỏi tình trạng hàng tồn kho vẫn chỉ là những giải pháp đã “lỗi thời”. Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm Giám đốc công ty TNHH Minh Hương, bà Trần Thu Hương cho biết: Tình hình kinh tế khó khăn, tiêu dùng giảm có ảnh hưởng rất lớn đến các DNNVV như DN Minh Hương. Là một cty may mặc, chúng tôi đang phải đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn. Các chương trình giảm giá, khuyến mãi đã được tung ra ở một số đại lý nhưng vẫn chưa có hiệu quả. Hiện chúng tôi chưa có phương án tối ưu cho vấn đề này, chắc phải chờ đợi thêm thời gian nữa xem thị trường có chuyển biến tích cực hơn không, bà Hương nói. “Do nguồn nguyên liệu nhập vào bị tăng giá nên các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cũng tăng theo. Hàng sản xuất ra tiêu thụ rất chậm, dẫn đến lượng hàng tồn kho ứ đọng nhiều…”, ông Bùi Đức Huyên, Giám đốc Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Tín chia sẻ. Theo đánh giá của Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hàng tồn kho là mối lo chưa được giải quyết, bởi một phần nguyên nhân là do nỗ lực của DN để tìm cách thoát khỏi tình trạng trên vẫn chỉ là những giải pháp đã “lỗi thời”. Cũng theo ông Kiêm thì bên cạnh việc giảm giá bán, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, đã đến lúc các DN phải liên kết lại, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội và cơ quan chức năng tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường mới trong nước và nước ngoài./.

Tố Uyên

Tố Uyên

© Thời báo Tài chính Việt Nam