Vay tín chấp - cánh cửa mở lối cho doanh nghiệp SME mùa dịch

15:32 | 30/06/2021 Print
Nếu biết tận dụng các khoản vay tín chấp tại các ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giải được bài toán khó về vốn lưu động, tạm thời giải quyết những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh.

Chị Hải Minh là chủ một cửa hàng thủ công mỹ nghệ tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Sau hơn 3 năm phát triển với doanh thu ổn định, chị Minh dự định mở thêm xưởng gia công, sản xuất đồ gỗ. Tuy nhiên, giống như đa phần doanh nghiệp nhỏ đi lên từ hộ kinh doanh khác trên địa bàn, vốn là vấn đề khiến chị trăn trở nhất.

Chị Minh cho biết, tháng trước, doanh nghiệp quyết định nhập 1 lô hàng máy móc hiện đại trị giá hợp đồng gần 2 tỷ đồng từ Trung Quốc, nhưng đã vướng ngay rào cản trước mắt là vấn đề tiền trả cho đối tác; chưa kể do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nên xe chở hàng bị dồn ứ tại biên giới Việt - Trung nhiều ngày, phát sinh thêm chi phí lưu trú và bảo quản.

Trước đây với những nguồn hàng thanh toán gấp, chị Minh thường vận động tối đa nguồn vốn trong gia đình, nếu không đủ sẽ vay qua bạn bè hoặc các mối quan hệ khác. Nhưng trong bối cảnh như hiện nay, giá trị đơn hàng bị đội lên quá lớn nên mặc dù đã tận dụng các nguồn mà chị vẫn không đủ. Khi tưởng chừng như phải từ bỏ hợp đồng đó, một người bạn đã giới thiệu chị tới VPBank để tiếp cận với khoản vay tín chấp.

VPBank
Vốn lưu động luôn là bài toán nan giải cho nhiều SME (ảnh: Inernet)

Sau khi dành vài ngày để chuẩn bị các loại hồ sơ nộp cho phía ngân hàng, chị Minh đã được phê duyệt khoản vay. Đặc biệt hơn, chị cũng được cán bộ VPBank hướng dẫn để giải ngân ngay bằng hình thức 100% online để trả tiền cho đối tác.

“Nếu không có khoản vay tín chấp đó, tôi đã bỏ phí mất cơ hội đầu tư nhà xưởng. Trong thời buổi dịch dã thế này, việc mở rộng kinh doanh đã khó mà kiếm nguồn vốn nhanh chóng lại càng khó hơn. Làm sao vài ngày đã có hẳn 1 tỷ để thanh toán cho bạn hàng. Thật may mắn mọi thứ đã hanh thông” - chị Minh mãn nguyện nói.

Những câu chuyện về thiếu vốn lưu động hoặc vốn đầu tư đột xuất như chị Hải Minh không phải là hiếm gặp. Trước đây, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đặc biệt là siêu nhỏ, thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng thường rất khó khăn do không có tài sản đảm bảo.

Theo ước tính, 80% lượng vốn cung ứng cho SME là từ kênh tín dụng ngân hàng. Phía ngân hàng tuy nới rộng cánh cửa cho doanh nghiệp qua hình thức cho vay theo dự án kinh doanh nhưng vẫn còn hạn chế. Hầu hết đối với các khoản vay, ngân hàng quy định mức vốn tự có của doanh nghiệp tối thiểu đạt 20 - 30% nhu cầu vốn.

Tuy nhiên, ngay cả khi đáp ứng được điều kiện đầu tiên này không phải dự án nào cũng được vay vốn. Với các SME, đây vẫn luôn là “cửa ải” khó vượt qua.

Một số chuyên gia tài chính nhận định một số ngân hàng hiện tại chưa đáp ứng kịp nhu cầu vốn bức thiết và nhanh chóng từ phía doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân nằm ở chỗ thủ tục giải ngân tương đối lâu, hồ sơ năng lực yêu cầu khá cao, trong khi đó nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là cấp thiết.

Đại diện VPBank cho biết, hiện tại các sản phẩm vay tín chấp của VPBank có thể được coi là giải pháp vốn tốt nhất cho các SME, vì phần lớn những doanh nghiệp đó không có tài sản đảm bảo. Hơn nữa, các sản phẩm vay tín chấp cũng được ngân hàng đa dạng hóa hơn để mang lại nhiều cơ hội cho khách hàng.

Mới đây, nhà băng này cũng thông báo gia tăng hạn mức tín dụng gói vay lên 3 tỷ đồng và có chính sách giảm lãi suất từ 0,5 - 2%/năm so với mức hiện hành nhằm giúp SME tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, giảm bớt áp lực tài chính để nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn kinh tế khó khăn chung.

vpbank
Gói vay tín chấp mới của VPBank sẽ giúp SME khơi thông nguồn vốn nhanh chóng

Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tại địa chỉ: https://vpbanksme.com.vn/nhan-von-tin-chap và điền những thông tin cơ bản, cán bộ ngân hàng sẽ tư vấn cụ thể các bước cần thiết. Nếu đạt yêu cầu, khách hàng sẽ được vay vốn không tài sản đảm bảo với thời hạn đến 36 tháng tùy theo nhu cầu kinh doanh thực tế.

Doanh nghiệp có thể vay theo món, theo hạn mức hoặc theo hình thức thấu chi với phương thức trả nợ khá linh hoạt vào cuối tháng hay cuối kỳ. Ngoài ra, khách hàng có thể nhận vốn thông qua phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz, hạn mức lên đến 2 tỷ đồng, được miễn lãi đến từ 45 - 55 ngày.

Bên cạnh cung ứng nguồn vốn tín chấp dễ dàng, VPBank sẽ dành tặng khách hàng nhiều đặc quyền khác như: Miễn phí 1 năm sử dụng gói dịch vụ Internet Banking gồm chuyển khoản online, phí chi lương, nộp thuế, thanh toán quốc tế… trị giá đến 12 triệu đồng; miễn phí toàn bộ website bán hàng online tiêu chuẩn gồm giao diện web, hệ thống quản trị, tích hợp sẵn cổng thanh toán, tên miền, server…, trị giá 11 triệu đồng để doanh nghiệp có thể kinh doanh trực tuyến nhanh chóng, phần nào khắc phục tác động do hạn chế giao thương trực tiếp.

“Đây là cơ hội mà công ty tôi rất mong chờ. Tôi sẽ chia sẻ các ưu đãi này của VPBank cho các bạn nghề để gỡ khúc mắc huy động vốn, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cũng như nhân sự chất lượng cao, tạo đà thúc đẩy kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát” - chị Minh vui vẻ nói./.

H.C

H.C

© Thời báo Tài chính Việt Nam