Thị trường bất động sản sẽ lành mạnh hơn?

08:52 | 23/03/2016 Print
(TBTCVN) - Sau hơn một năm triển khai Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự định sẽ sửa thông tư này với mục đích giúp giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng. Theo dự thảo sửa đổi được công bố, Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2017.

trang8

Thông điệp sửa đổi Thông tư 36 được đưa ra, chắc chắn một số DN yếu kém, không có đủ năng lực tài chính sẽ bị chùn bước

Việc sửa đổi này đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp bất động sản (BĐS), phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Đinh Thế Hiển.

* PV: Theo ông, việc sửa đổi này sẽ tác động và ảnh hưởng thế nào đến thị trường BĐS?

- Tiến sĩ Đinh Thế Hiển: Việc sửa đổi Thông tư này sẽ giúp thị trường BĐS lành mạnh hơn bởi nếu xét về tâm lý chung, sẽ có một sự suy giảm nhất định của cầu đầu cơ, do những người đầu cơ là những người tin rằng mình mua BĐS bằng số tiền vay trong thời gian ngắn, sau đó BĐS tăng giá họ sẽ bán lại. Họ thấy thông tư này có vẻ như là siết lại tín dụng BĐS nên khả năng tăng giá trong năm sau rất thấp. Do đó họ sẽ nghi ngại và có thể không mua. Như vậy, với tâm lý này, có thể thị trường BĐS sẽ co lại.

* PV: Còn đối với những DN đầu tư BĐS thật sự thì sao, thưa ông?

- Tiến sĩ Đinh Thế Hiển: Sau giai đoạn thị trường BĐS đóng băng (năm 2011-2012) số lượng những DN yếu kém đã giảm đáng kể, trong khi nhiều DN đã tổ chức được nguồn vốn và sản xuất được sản phẩm tốt nên hoạt động kinh doanh đã từ từ khởi sắc. Đến giai đoạn 2014 - 2015 thì hầu như chỉ còn những DN tốt. Tuy nhiên, với diễn biến tăng trưởng của thị trường BĐS thời gian gần đây mà có vẻ như xuất phát từ yếu tố cầu tiêu dùng, nhiều DN đã tham gia trở lại, trong đó có nhiều DN đầu cơ, nhằm đón đầu việc thị trường BĐS tươi đẹp ở năm 2016 - 2017. Do đó, khi thông điệp sửa đổi Thông tư 36 được đưa ra, chắc chắn một số DN yếu kém, không có đủ năng lực tài chính sẽ bị chùn bước, bị đào thải do việc siết lại dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS.

ong hien

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển

* PV: Đây có phải là cơ hội cho những DN BĐS đi tìm thêm nguồn vốn từ các nguồn khác ngoài hệ thống tín dụng không thưa ông?

- Tiến sĩ Đinh Thế Hiển: Trước đây, công ty BĐS được hiểu theo hai ý. Một là công ty buôn dự án, hai là công ty xây dựng bất động sản. Tuy nhiên, sau khi ngành BĐS dần được cấu trúc lại, người ta mới nhìn nhận và xếp BĐS vào ngành đầu tư tài chính. Do đó, đây không phải cơ hội mà bản thân công ty BĐS phải thật sự luôn là một công ty tổ chức vốn nhằm phục vụ cho các sản phẩm đầu tư dài hạn. Và như vậy, với việc sửa thông tư này, công ty BĐS sẽ có thêm một kinh nghiệm trong việc phải nỗ lực hơn nữa để thu xếp nguồn vốn dài hạn từ các thị trường vốn khác như thị trường chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), từ những đối tác chiến lược…

* PV: Ông nhận định thế nào về diễn biến lãi suất tín dụng đầu vào đang tăng?

- Tiến sĩ Đinh Thế Hiển: Lãi suất cho vay đang tăng không phải là ý chí của ngân hàng thương mại mà là hệ quả của câu chuyện các công ty BĐS đã dựa vào nguồn vốn ngân hàng quá nhiều. Khi ngân hàng khan vốn, theo nguyên tắc cung cầu thì ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay và tất nhiên công ty BĐS sẽ phải chấp nhận vay. Suy cho cùng, đó là kết quả của một quá trình phát triển không tổ chức được nguồn vốn tốt từ các tổ chức tài chính khác mà cứ dựa vào ngân hàng.

* PV: Xin cám ơn ông!

Thông tư 36 được NHNN ban hành ngày 20/11/2014, trong đó có quy đnh các gii hn, t l bo đm an toàn trong hot đng ca t chc tín dng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… có hiu lc áp dng k t ngày 1/2/2015. Sau khi ra đi, thông tư này đã có nhng tác đng tích cc, góp phn giúp cho th trường BĐS phc hi và tiếp tc đà tăng trưởng trong năm 2015, gii quyết được nhu cu vn cho DN, nhà đu tư và h tr tín dng cho người tiêu dùng to lp nhà .

Đỗ Doãn

Đỗ Doãn

© Thời báo Tài chính Việt Nam