500 tỷ USD để bảo đảm cho 30 ngân hàng lớn nhất thế giới khỏi phá sản

09:42 | 09/02/2015 Print
Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P), 30 ngân hàng lớn nhất thế giới sẽ phải phát hành hơn 500 tỷ USD trái phiếu để tuân thủ các quy định được đề xuất áp dụng trên toàn cầu nhằm bảo vệ những người đóng thuế trước rủi ro phá sản ngân hàng trong tương lai.

30 ngan hang lon nhat the gioi

30 ngân hàng có tính hệ thống trên toàn cầu như Goldman Sachs, HSBC và Societe Generate tới năm 2019 cần có đệm trái phiếu tương đương khoảng 16-20% giá trị tài sản rủi ro.

Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P), 30 ngân hàng lớn nhất thế giới sẽ phải phát hành hơn 500 tỷ USD trái phiếu để tuân thủ các quy định được đề xuất áp dụng trên toàn cầu nhằm bảo vệ những người đóng thuế trước rủi ro phá sản ngân hàng trong tương lai.

Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí về nguyên tắc với đề xuất 30 ngân hàng có tính hệ thống trên toàn cầu (G-SIB) như Goldman Sachs, HSBC và Societe Generate tới năm 2019 cần có đệm trái phiếu tương đương khoảng 16-20% giá trị tài sản rủi ro.

Tuy nhiên, các ngân hàng cho rằng đệm trái phiếu có thể khiến việc cho vay khó khăn hơn và G20 cho đến nay vẫn chưa đưa ra một con số về quy mô phát hành.

Kế hoạch phát hành trái phiếu của G20 được xem là biện pháp mạnh gần đây nhất để xử lý các ngân hàng quá lớn để sụp đổ.

S&P nói 30 ngân hàng nói trên sẽ cần phát hành trái phiếu "có khả năng gánh mọi thiệt hại" (TLAC) trong bốn năm tới. S&P đang tư vấn cho các ngân hàng về ảnh hưởng của TLAC đối với việc xếp hạng ngân hàng. Các ngân hàng quá lớn để sụp đổ đã huy động được vốn với lãi suất thấp nhờ niềm tin rằng những ngân hàng này sẽ không được phép sụp đổ, nhưng niềm tin này sẽ bị bào mòn khi quy định mới như TLAC được đưa vào thực hiện.

Con số 500 tỷ USD được đưa ra với ước tính lượng trái phiếu được phát hành có giá trị tương đương 16% giá trị tài sản rủi ro và con số sẽ gấp đôi nếu tỷ lệ này là 20%. 16 ngân hàng G-SIB ở châu Âu chiếm 3/4 con số ước tính./.

Lê Minh (Theo Reuters)

Lê Minh (Theo Reuters)

© Thời báo Tài chính Việt Nam