Chứng khoán tuần: Thanh khoản sụt giảm vì đâu?

10:32 | 27/06/2021 Print
VN-Index tuần qua tiếp tục tăng 12,35 điểm tương đương 0,9%. Thị trường cũng xác lập tuần vượt đỉnh lịch sử với thanh khoản bất ngờ giảm cực mạnh tính theo giá trị giao dịch. Điều này khiến tuần lễ vượt đỉnh tạo cảm giác bất an, hơn là hào hứng.

CK

Trên thị trường thường có khái niệm “dòng tiền” và khi thị trường tăng, dòng tiền thường tăng theo, phản ánh sự tham gia nhiệt tình hơn của các nhà đầu tư. Thị trường tăng dẫn đến cổ phiếu tăng, cổ phiếu tăng kích thích lòng tham kiếm lời, từ dó dẫn đến nhu cầu bỏ tiền vào mua tăng. Kết quả là thanh khoản tăng.

Tuy nhiên tuần qua lại diễn ra điều ngược lại: VN-Index tăng vượt đỉnh nhưng thanh khoản suy giảm. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bao gồm cả thỏa thuận trên sàn HoSE chỉ là 20.743,3 tỷ đồng/phiên, giảm 13% so với trung bình tuần trước. So với trung bình của tuần lập kỷ lục đầu tháng 6, mức giảm lên tới 23%.

Con số giao dịch khớp lệnh còn tệ hơn nhiều. Tuần qua trung bình mỗi ngày giá trị khớp lệnh chỉ đạt 18.549,3 tỷ đồng, giảm 15% so với trung bình tuần trước. So với tuần đạt đỉnh, giá trị khớp lệnh giảm 27%.

Không chỉ ở HoSE, giao dịch trên HNX cũng giảm tương tự: Giá trị khớp trung bình tuần qua giảm 28%, so với đỉnh kỷ lục giảm 42%.

Thống kê theo khối lượng giao dịch của từng mã cũng vậy. Trong 263 cổ phiếu thuộc rổ VNAllshares sàn HoSE, chỉ có 34% số cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân phiên tuần qua cao hơn tuần trước đó. Tuy nhiên trong rổ VN100 (bao gồm 30 mã blue-chips và 70 mã Midcap), tỷ lệ chỉ là 25%. Đặc biệt trong rổ VN30, có đúng 5 mã là có khối lượng khớp lệnh bình quân tăng. Trong 5 mã này, trừ NVL khá đột biến, còn lại VJC, MWG, CTG, POW tăng không tới 9%. Rõ ràng là khối lượng giao dịch tăng lên ở không nhiều mã, lại tập trung vào các cổ phiếu nhỏ. Khối lượng tăng nhưng thị giá quá bé dẫn tới giá trị giao dịch giảm.

Mặt khác, hẳn phải có tình trạng giảm giao dịch chung trên thị trường chứ không chỉ là sụt giảm ở một cổ phiếu nào hay riêng một sàn nào. Điều này phản ánh hiện tượng co hẹp giao dịch nói chung.

Thực tế này nhấn mạnh một điều, vai trò của nhóm blue-chips cực kỳ quan trọng đối với thanh khoản chung trên thị trường. Điều mà thị trường hồ hởi những tuần qua là dòng tiền khổng lồ vào thị trường, thực chất là dòng tiền lớn giao dịch với các blue-chips. Lấy ví dụ rổ VN30, tuần qua mức giao dịch khớp lệnh bình quân đã tụt xuống còn 9.820 tỷ đồng/phiên và chiếm 52,9% tổng mức khớp của sàn HoSE. Trong khi đó tuần đạt đỉnh giao dịch tới 15.063 tỷ đồng/phiên, chiếm 60% sàn.

Nhìn sâu hơn vào rổ VN30, giao dịch rất lớn trước đây tập trung vào cổ phiếu ngân hàng và HPG là chủ đạo. Hiện tại cả hai nhóm này đều đang giảm thanh khoản nghiêm trọng. Ví dụ HPG, tuần qua khớp lệnh 105,8 triệu cổ phiếu, giảm 17,6% so với tuần trước đó và giảm 48% so với kỷ lục của cách đây 4 tuần. VPB tuần qua khớp 86,88 triệu cổ, giảm 65% so với cách đây 4 tuần. Đây là hai cổ phiếu có thanh khoản khổng lồ trên thị trường và có mức sụt giảm giao dịch đáng chú ý nhất.

Vậy câu trả lời “khi nào dòng tiền trên thị trường tăng trở lại” phải đi từ thực tế là “khi nào dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và HPG tăng trở lại”. Điều này là không dễ dàng. Đà tăng giá của các cổ phiếu này đã rất cao nên giá càng tăng càng làm nản lòng nhà đầu tư. Mặt khác khối lượng giao dịch giảm rất nhanh 2-3 tuần gần đây cũng có nghĩa là rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang ôm khối lượng lớn và chưa bán ra. Bất kỳ ai muốn mua vào đều phải tính đến khối lượng này, rằng lượng tiền vào mua “vòng mới” có đủ lớn để hấp thụ khối lượng đó hay không, để giá tiếp tục đi cao hơn và có lãi.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 25/6

Giá đóng cửa ngày 18/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 25/6

Giá đóng cửa ngày 18/6

Mức tăng (%)

TTE

8.73

10

-12.7

VOS

8.42

6.01

40.1

GMC

32.7

37

-11.62

TGG

7.9

5.65

39.82

DBT

14.6

16.45

-11.25

HOT

35

27.1

29.15

LSS

11.25

12.65

-11.07

TNT

9.41

7.35

28.03

APH

59.6

66.8

-10.78

PTC

12

9.7

23.71

HPX

34.7

38.75

-10.45

DAH

12.8

10.35

23.67

TDC

19.45

21.5

-9.53

VTO

10.6

8.85

19.77

VMD

26.55

29.3

-9.39

NVL

119.1

103

15.63

HAP

12.9

14.2

-9.15

HID

5.61

4.91

14.26

TSC

11.6

12.75

-9.02

SVD

9.43

8.3

13.61

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 25/6

Giá đóng cửa ngày 18/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 25/6

Giá đóng cửa ngày 18/6

Mức tăng (%)

THS

19.3

26.2

-26.34

PCG

10.5

6.9

52.17

SGD

9.6

12.6

-23.81

L43

5.3

3.8

39.47

KTS

14.5

18.7

-22.46

VGP

48.4

37

30.81

S74

6

7.2

-16.67

SHN

13.2

10.1

30.69

AMC

20.3

23.8

-14.71

EVS

34.6

26.9

28.62

KMT

8.2

9.6

-14.58

NBC

12.7

10

27

CMC

5.6

6.4

-12.5

VE3

9.5

7.6

25

SDN

30.5

34.5

-11.59

VE8

8.9

7.2

23.61

TNG

23.1

26

-11.15

VC2

18.5

15.4

20.13

SDU

9

10.1

-10.89

SDA

4.8

4.1

17.07

Cổ phiếu ngân hàng và HPG đều tăng giá mạnh thời gian qua dựa trên những kỳ vọng cơ bản về lợi nhuận doanh nghiệp. Kỳ vọng này cũng có thể giảm dần theo thời gian và giảm dần theo chiều giá tăng. Giá đã tăng cao sẽ khiến mức định giá cơ bản trở nên đắt hơn, khiến nhà đầu tư ngày càng ít đi và chỉ còn lại các nhà đầu cơ.

Một yếu tố mang tính thời điểm cũng ít được chú ý về dòng tiền trên thị trường, là đã gần hết tháng 6. Đây là thời điểm doanh nghiệp phải chốt số liệu báo cáo tài chính bán niên có soát xét kiểm toán. Ngay cả với các ngân hàng, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán cũng sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính. Đặc biệt nếu các ông chủ doanh nghiệp niêm yết sử dụng tiền mặt từ chính công ty để đầu tư cổ phiếu cũng sẽ phải tính đến việc “xóa dấu vết”. Vì vậy nếu có hiện tượng thu tiền mặt về cũng là chuyện bình thường.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

14.6.2021

27,225.4

1,290.3

1,312.9

15.6.2021

27,318.2

833.9

821.5

16.6.2021

26,525.1

1,458.1

1,401.5

17.6.2021

23,461.3

1,167.0

1,311.6

18.6.2021

23,780.2

1,571.7

1,435.6

21.6.2021

23,420.6

1,009.6

2,213.2

22.6.2021

22,820.6

1,102.2

1,591.3

23.6.2021

21,792.9

987.9

875.8

24.6.2021

18,672.3

917.2

892.8

25.6.2021

19,573.7

1,079.4

1,004.4

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam