Chứng khoán tuần: Thấy gì qua những con số kỷ lục?

21:10 | 29/05/2021 Print
Thị trường xác lập tuần tăng thứ 4 liên tiếp và lập ít nhất hai kỷ lục lịch sử tuần qua: Điểm số cao nhất của VN-Index tại 1.320,46 điểm và thanh khoản cao nhất với trung bình 26.314 tỷ đồng/phiên.

CK

Điểm số tăng trưởng là điều không có gì bất ngờ, vì nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục tăng giá mạnh. Cổ phiếu ngân hàng là những mã tăng mạnh nhất và có đóng góp lớn nhất cho VN-Index.

Thống kê cho thấy, trong 36,53 điểm tăng trưởng của VN-Index trong tuần, vai trò của Top 15 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất chi phối rất nhiều. Cụ thể, GVR, CTG, VCB, BID, MBB, SSB, TCB, EIB đã đem lại cho chỉ số hơn 21 điểm. Ngược lại, cổ phiếu yếu nhất trong nhóm trụ là VIC giảm 2,2% trong tuần đã lấy đi 2,4 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng là các mã tăng giá vượt trội tuần qua. Tất cả 26 cổ phiếu nhóm này trên 3 sàn là HoSE, HNX và UpCom đều tăng giá. 12/26 cổ phiếu ngân hàng tăng trên 10%, với mức tăng cao nhất thuộc về VBB với +40,56%, tiếp đến là SGB tăng 38,46%, BVB tăng 34,5%.

Có hiện tượng tăng cuốn chiếu rất rõ ngay trong nhóm ngân hàng mà ít được nhà đầu tư chú ý. Do phần lớn các ngân hàng blue-chips đã niêm yết trên sàn HoSE nên đây là những mã thu hút chú ý nhất và dòng tiền cũng tập trung vào nhiều nhất. Ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng nhỏ, thanh khoản kém, đặc biệt là đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM hầu như chỉ được chú ý sau khi sóng cổ phiếu ngân hàng trên HoSE đã bùng phát.

Thực vậy, nếu như VPB, TCB, CTG, MBB... đã tăng từ giữa tháng 4 hoặc từ đầu tháng 5 thì những mã như BVB, SGB hay VBB chỉ mới tăng mạnh từ đầu tuần qua. Tuy nhiên nhờ lợi thế sàn UpCOM có biên độ tới +/-15% mỗi ngày, nên 1 đến 2 phiên tăng giá trên sàn này có thể tương đương cả tháng tăng giá ở HoSE. Đó là lý do tại sao các mã ngân hàng nhỏ trên UpCOM lại được ghi nhận mức tăng vượt trội tuần qua, dù khởi động sóng rất muộn.

Yếu tố thanh khoản cũng vậy. Trong khi các ngân hàng blue-chips giao dịch hàng ngàn tỷ đồng mỗi ngày suốt hàng tháng trời, thì các mã nhỏ chỉ vừa mới bùng nổ thanh khoản. Chẳng hạn VBB trong 13 phiên đầu tháng 5, khối lượng giao dịch mỗi ngày chỉ đâu đó hơn 50.000 cổ phiếu. Đột nhiên 7 phiên vừa qua, lượng giao dịch trung bình vọt lên gần 274.000 cổ phiếu mỗi ngày, tức là gấp gần 5,5 lần và trong 7 phiên này giá tăng 48,9%. BVB cũng tương tự, 7 phiên gần nhất giá tăng 52,3%, lượng giao dịch cũng tăng gấp 3 lần...

Hiện tượng lệch pha và sự bùng phát của các cổ phiếu ngân hàng nhỏ vốn bị lãng quên ở sàn UpCOM cho thấy hiệu ứng lan tỏa tâm lý trong hoạt động đầu tư lướt sóng. Khi các mã ngân hàng chính tăng giá và thiết lập xu hướng mạnh, các nhà lướt sóng bắt đầu tìm kiếm những cổ phiếu cùng ngành khác với suy luận rằng, rồi sẽ đến lượt các mã này tăng theo hiệu ứng nhóm, ngành. Ngoài ra cũng có thể nhiều nhà đầu cơ lo lắng về mức tăng giá quá cao của các mã ngân hàng vào sóng từ trước, nên tìm đến các mã chưa tăng vì rủi ro sẽ thấp hơn.

Hiệu ứng này bỏ qua một yếu tố rất quan trọng là chất lượng cơ bản của doanh nghiệp, mà thuần túy là đánh giá về giá cổ phiếu. Nói cách khác, đây là đợt tăng giá của các mã ngân hàng nhỏ là dựa trên sự vận động của dòng tiền lướt sóng.

Kỷ lục về thanh khoản của thị trường tuần qua cũng gắn liền với nhóm cổ phiếu ngân hàng đang “làm mưa làm gió”. Tổng giá trị giao dịch bao gồm cả thỏa thuận của hai sàn HoSE và HNX tuần qua đạt trung bình 26.314 tỷ đồng/phiên. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt trung bình 24.438 tỷ đồng/phiên. Đây đều là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/5

Giá đóng cửa ngày 21/5

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/5

Giá đóng cửa ngày 21/5

Mức tăng (%)

QBS

3.1

3.5

-11.43

ABS

43.35

31

39.84

LCM

2.25

2.49

-9.64

DCL

47.9

36.1

32.69

AMD

5.75

6.33

-9.16

PSH

31.95

25.8

23.84

GTA

13.6

14.75

-7.8

FIT

14.2

11.5

23.48

TDH

7.03

7.59

-7.38

EIB

31.9

26.05

22.46

SAV

23.1

24.9

-7.23

VDS

18.95

15.8

19.94

PMG

20.9

22.5

-7.11

APH

70.5

58.8

19.9

VSI

19.55

21

-6.9

LPB

28

23.5

19.15

CLW

29.2

31.35

-6.86

MHC

13.9

12

15.83

HU1

9.02

9.68

-6.82

GMC

37

32

15.63

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/5

Giá đóng cửa ngày 21/5

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/5

Giá đóng cửa ngày 21/5

Mức tăng (%)

THS

30.9

51.6

-40.12

NVB

21.5

17.3

24.28

PPE

11.2

14.9

-24.83

CMC

6.4

5.2

23.08

CAN

35

43.2

-18.98

L18

20

16.4

21.95

KTS

13.9

17

-18.24

VDL

21.2

17.6

20.45

GDW

21.2

25.8

-17.83

QHD

41.1

34.2

20.18

CTC

4.8

5.8

-17.24

ADC

29.5

24.74

19.26

VNC

33.4

38.7

-13.7

WSS

8.8

7.4

18.92

LHC

77.9

90

-13.44

HBS

8.5

7.2

18.06

TTZ

3

3.4

-11.76

DZM

5.5

4.7

17.02

LO5

1.5

1.7

-11.76

SIC

22.5

19.5

15.38

Cổ phiếu ngân hàng đóng góp khoảng 50% mức giao dịch kỷ lục nói trên. Top 10 cổ phiếu giao dịch lớn nhất tuần qua đạt giá trị tới 52.671 tỷ đồng, chiếm 43,1% tổng giá trị khớp lệnh hai sàn thì ngoài HPG, SSI và HSG, còn lại toàn các mã ngân hàng. VPB giao dịch khổng lồ tới gần 12.407 tỷ đồng trong 5 phiên. STB khớp lệnh khoảng 6.222 tỷ đồng. MBB khớp 4.786 tỷ đồng. CTG khớp 4.661 tỷ đồng. SHB khớp 4.216 tỷ đồng...

Điều đó này thể hiện dòng tiền cực kỳ tập trung vào các nhóm cổ phiếu thời thượng lúc này là ngân hàng và thép. SSI thuộc nhóm chứng khoán cũng giao dịch khá lớn (3.125 tỷ đồng trong 5 phiên) nhưng khó đại diện cho cả nhóm ngành.

Vì vậy kỷ lục thanh khoản của thị trường chủ yếu do giao dịch bùng nổ tại các nhóm cổ phiếu đang có xu hướng tăng mạnh. Nhóm này tạo giao dịch chính cho thị trường, không thể hiện dòng tiền lớn hơn mà thể hiện sự tập trung vốn. Nếu giao dịch ở các nhóm cổ phiếu ngân hàng và thép hạ nhiệt, thanh khoản cũng sẽ giảm theo.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

17.5.2021

23,514.7

731.4

2,258.7

18.5.2021

22,249.4

886.1

1,625.6

19.5.2021

22,815.9

799.1

1,210.2

20.5.2021

23,611.6

971.7

1,206.8

21.5.2021

24,268.5

1,082.8

1,304.5

24.5.2021

24,209.7

739.4

1,182.4

25.5.2021

21,993.8

867.6

901.6

26.5.2021

23,485.6

1,070.1

911.8

27.5.2021

25,053.7

917.7

614.5

28.5.2021

27,448.3

1,183.6

1,173.8

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam