Chứng khoán tuần: Chưa hết lo với khối ngoại bán ròng

22:15 | 15/05/2021 Print
VN-Index có tuần thứ hai tăng điểm liên tiếp, nhưng kể cả ngưỡng cao nhất trong tuần chỉ số cũng chưa thể vượt lên đỉnh cao hơn ngưỡng lịch sử hồi tháng 4 vừa qua. Thanh khoản tuần qua cũng rất ấn tượng, đồng thời khối ngoại bán ròng cũng ấn tượng không kém.

CK

Thị trường có 3 phiên tăng, 2 phiên giảm trong tuần và các phiên tăng đều nổi trội so với các phiên giảm. Nhờ đó VN-Index kết thúc tuần với mức tăng chung cuộc 24,55 điểm, tương đương 2%. Về mặt điểm số, đây là mức tăng khá tốt, hé mở khả năng thị trường tiếp tục đi lên cao hơn nữa sau nhịp điều chỉnh ngắn cuối tháng 4.

Tuy vậy, chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể xem là hoàn toàn bứt phá, vì mức đóng cửa cuối tuần qua cũng chỉ là 1.266,36 điểm, còn chưa bằng mức đóng cửa hôm 20/4 vừa qua là 1.268,28 điểm. Thậm chí nếu tính theo đơn vị tuần, ngưỡng điểm cao nhất tuần qua là 1.273,49 điểm cũng vẫn thấp hơn ngưỡng cao nhất cách đây 4 tuần là 1.286,23 điểm.

Về mặt kỹ thuật, như vậy dù VN-Index đã có 2 tuần tăng liên tiếp nhưng thực chất vẫn là dao động trong biên độ của tuần đạt đỉnh giữa tháng 4. Do đó thị trường chưa được xem là bứt phá mà vẫn đang trong quá trình kiểm định đỉnh cũ.

Hai điểm nổi bật trong tuần qua là thanh khoản rất cao và giao dịch bán ròng của khối ngoại cũng kỷ lục.

Về thanh khoản, trung bình mỗi phiên của tuần giá trị khớp lệnh sàn HoSE và HXN đạt tới 22.844 tỷ đồng. Tính theo mức trung bình phiên thì đây là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử của thị trường. Tính riêng với sàn HOSE, tuần qua cũng đạt mức kỷ lục với trung bình 20.470 tỷ đồng/phiên. Đỉnh thanh khoản riêng lẻ ở sàn này được lập vào phiên ngày thứ Hai với 21.623 tỷ đồng khớp lệnh.

Như vậy thị trường đã chứng thực có dòng tiền rất lớn đang đổ vào giao dịch, chủ yếu là dòng tiền này là từ nhà đầu tư trong nước. Thực vậy, tuần qua giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trong các giao dịch khớp lệnh chỉ chiếm bình quân 4,5% tổng giá trị khớp của sàn HOSE. Đây là tỷ lệ thấp chưa từng thấy kể từ tuần cuối tháng 3/2021. Thậm chí 4 phiên cuối tuần không có ngày nào giá trị giải ngân (khớp lệnh) của khối ngoại đạt tới 1.000 tỷ đồng. Giá trị mua cũng giảm đi chứ không hẳn tỷ trọng mua giảm do thanh khoản chung tăng lên. Trung bình phiên mức mua vào thấp hơn tuần trước gần 19%.

Ngược lại, dòng vốn ngoại đã có một tuần bán ra tăng cường độ: Trung bình mỗi ngày khối này xả qua khớp lệnh lượng cổ phiếu trị giá 1.644 tỷ đồng, tương đương chiếm 8% sàn HOSE. Tổng giá trị bán ròng qua khớp lệnh 5 phiên của tuần lên tới 3.534,4 tỷ đồng, là mức kỷ lục kể từ tuần giữa tháng 3/2021. Nếu tính cả thỏa thuận, mức bán ròng lũy kế từ đầu tháng 5 với cổ phiếu sàn HOSE đã lên tới 6.568,3 tỷ đồng.

Cường độ bán ròng của khối ngoại gia tăng đột biến đã làm xói mòn hi vọng về sự bổ sung của dòng vốn ngoại qua các quỹ ETF sẽ giúp thay đổi sức ép trên thị trường. Sau nhiều tháng bán ròng liên miên, tháng 3, tháng 4 vừa qua đã bắt đầu xuất hiện các tuần mua ròng trở lại. Đó là nhờ dòng vốn ETF mới được thành lập hoặc hút thêm vốn giải ngân. Tháng 5 mới qua 2 tuần, dòng vốn rút ra đã lại vượt trội mua vào.

Tuần qua các blue-chips bị bán ròng cực lớn tiêu biểu như HPG bị rút đi 1.028 tỷ đồng, CTG là 899 tỷ đồng, NVL là 501 tỷ đồng, VIC là 376 tỷ đồng, VCB là 186 tỷ đồng... Từ đầu tháng 5, chỉ riêng cổ phiếu thuộc rổ Vn30 đã bị bán ròng tới 5.732 tỷ đồng.

Dĩ nhiên khi tổng thanh khoản tăng lên mức kỷ lục, dòng vốn của nhà đầu tư trong nước mạnh mẽ (tỷ trọng mua của vốn ngoại rất thấp) thì lực bán ra nói trên không gây nhiều xáo trộn. Thống kê cho thấy tuần qua vẫn có 23/30 cổ phiếu blue-chips VN30 vẫn tăng giá, trong đó 20 mã tăng được hơn 1%.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/5

Giá đóng cửa ngày 7/5

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/5

Giá đóng cửa ngày 7/5

Mức tăng (%)

CIG

7.3

8.56

-14.72

DTL

25.55

14.85

72.05

TS4

4.08

4.75

-14.11

TSC

14.2

10.15

39.9

ABS

41.95

48.75

-13.95

AGM

25.7

18.45

39.3

SVC

75.1

85.6

-12.27

ATG

0.8

0.61

31.15

PTC

9.13

10.35

-11.79

TGG

5.68

4.35

30.57

TCM

103.9

114.8

-9.49

SMC

40.5

31.25

29.6

PSH

22.4

24.7

-9.31

TLH

19.2

15.1

27.15

OGC

5.98

6.59

-9.26

NAF

25.4

20.55

23.6

SKG

11.35

12.5

-9.2

ROS

7.55

6.2

21.77

SAV

28.65

31.5

-9.05

FTS

22.5

18.6

20.97

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/5

Giá đóng cửa ngày 7/5

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/5

Giá đóng cửa ngày 7/5

Mức tăng (%)

HLY

11.5

17

-32.35

KMT

10.5

8

31.25

GDW

26.1

35.5

-26.48

BNA

48.2

39

23.59

LM7

4.5

5.7

-21.05

VTH

9.6

8

20

KDM

8.6

10.8

-20.37

VMS

11

9.2

19.57

HHG

4.2

5.2

-19.23

TFC

8.3

7

18.57

VIG

5

6.1

-18.03

TXM

7.1

6

18.33

LBE

21.6

26.3

-17.87

X20

10

8.5

17.65

THB

9.5

11.5

-17.39

SHB

28.6

24.5

16.73

S99

20.6

24.8

-16.94

PIC

11.9

10.2

16.67

MCO

3.5

4.2

-16.67

VC1

12.6

10.9

15.6

Dù vậy chỉ có 7 cổ phiếu đạt đỉnh cao mới 2021 nhờ mức tăng tuần qua, là CTG, HDB, MBB, STB, TCB, VPB, TPB. Không có gì bất ngờ, đây toàn là các cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu đang nổi nhất hiện tại và thu hút được dòng vốn lớn nhất.

Điều bất lợi là thị trường có cả ngàn cổ phiếu, không phải chỉ riêng của nhóm ngân hàng. Do đó trừ phi nhà đầu tư tham gia giao dịch tại các mã nói trên thì cảm nhận thị trường sẽ khá tốt, đa số còn lại sẽ thấy thị trường không có tiến triển gì đáng kể. Điều này cũng phần nào lý giải hiện tượng tăng thanh khoản ở nhóm ngân hàng: Nhà đầu cơ ngắn hạn đang cố gắng đổ vốn vào nhóm cổ phiếu mạnh nhất để kiếm lời. Do đó, cùng với giao dịch bán ròng bất ngờ của nhà đầu tư nước ngoài, diễn biến giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng là quả bóng đang được bơm ngày càng căng.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

4.5.2021

20,608.7

1,331.5

1,843.6

5.5.2021

21,366.3

861.5

1,593.5

6.5.2021

20,025.2

1,135.2

2,171.4

7.5.2021

23,238.6

1,363.0

1,842.4

10.5.2021

23,809.8

1,627.8

1,573.4

11.5.2201

23,057.5

983.0

1,379.1

12.5.2021

21,267.4

882.7

1,419.7

13.5.2021

22,879.8

710.8

1,790.5

14.5.2021

23,206.2

546.9

2,199.1

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam