Chứng khoán tuần: Hiệu ứng kết quả kinh doanh nhạt dần

10:46 | 11/04/2021 Print
Thị trường đang bước vào thời điểm sôi động của mùa đại hội cổ đông 2021, cũng là thời điểm mà rất nhiều doanh nghiệp đưa ra con số ước tính lợi nhuận quý I. Trong quá khứ, tháng 4 hàng năm thường là thời điểm thị trường tăng tốt do hiệu ứng thông tin này.

CK

Cũng có một vài năm rất đặc biệt, ví dụ tháng 4/2020 thị trường không có hiệu ứng kết quả kinh doanh, nhưng việc đảo chiều đi lên từ đáy Covid-19 là cực mạnh (tăng 16,1% trong tháng). Hay như tháng 4/2018 lại là thời điểm thị trường đảo chiều từ đỉnh cao lịch sử nên hiệu ứng kết quả kinh doanh gần như vô tác dụng (giảm 10,6% trong tháng). Ngoài các tháng khá đặc thù thì nhìn chung tháng 4 hàng năm đều có tiến triển tốt, nhất là thời điểm trước khi có báo cáo lợi nhuận.

Tháng 4 năm nay thị trường lại có sự kiện lịch sử là VN-Index vượt qua đỉnh 1.200 điểm. Số lượng nhà đầu tư mới mở tài khoảng trong tháng 3 lên ngưỡng kỷ lục. Tuy nhiên vướng mắc chính lại là hệ thống giao dịch quá tải khiến dòng tiền không thể chảy mạnh. Do đó sức mạnh thật sự của thị trường vẫn là ẩn số.

Nếu nhìn vào lịch sử thì thị trường tăng trưởng không diễn ra trong toàn bộ tháng 4 mà thường có nhịp tăng trước, điều chỉnh sau. Đó là hiệu ứng bình thường của kết quả kinh doanh, khi đây là động lực chính cho giá cổ phiếu. Tuần qua thị trường cũng cho thấy có sự phân hóa đáng kể trong mức tăng ở cổ phiếu và khi độ sâu của thị trường đạt mức cao, tính hiệu quả của thị trường cũng tăng theo: Thị trường phản ứng trước với thông tin kết quả kinh doanh do nhà đầu tư thực hiện đầu cơ trước, sau đó chốt lời các mã tăng nhiều để chuyển vốn sang các cổ phiếu khác.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là minh chứng rõ nét cho hiện tượng dịch chuyển dòng vốn như vậy. Rất nhiều báo cáo phân tích sớm đã ước tính lợi nhuận nhóm ngân hàng tăng cao trong quý I, dẫn tới giá cổ phiếu cũng rất mạnh. Những mã nổi trội có thể kể tới là SHB tăng 51,7% từ ngày 25/3 đến 2/4 (tính theo giá đóng cửa); CTG tăng 10,12% từ 26/3 đến 6/4; MBB tăng 15,64% từ 26/3 đến 7/4; STB tăng 25,82% từ 24/3 đến 5/4; EIB tăng 24,86% từ 24/3 đến 6/4; VIB tăng 24,36% từ 25/3 đến 6/4....

Có thể thấy thời điểm các cổ phiếu ngân hàng bùng nổ là gần giống nhau do kỳ vọng cơ bản là trùng hợp. Một số ngân hàng đưa ra ước tính lợi nhuận sớm, số khác công bố trong đại hội cổ đông... Tuy nhiên cũng như mọi năm, lợi nhuận quý thường là con số không bí mật nên các nhà đầu tư nhạy tin luôn hành động sớm.

Đối với các công ty chứng khoán cũng tương tự, biến động giá hầu hết là tăng trước khi có con số chính thức hoặc ước tính. Lợi nhuận của nhóm này cũng không có đoán vì thị trường đang tăng trưởng rất tốt, cộng với dòng tiền mới vào thị trường tăng mạnh.

Tuy vậy hiệu ứng kết quả kinh doanh thường không bền trong ngắn hạn, do nhà đầu tư có khuynh hướng tối đa hóa lợi nhuận theo từng đợt cũng như theo từng nhóm cổ phiếu. Cho đến nửa cuối tuần qua, hiện tượng chốt lời đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. VN-Index có 2 phiên giảm khá mạnh, lấy đi gần hết mức tăng bùng nổ của phiên đầu tuần. Tính chung cuộc chỉ số chỉ tăng thêm 7,21 điểm, trong khi tuần trước đó tăng tới 62,24 điểm.

Chỉ số trong mùa báo cáo lợi nhuận cũng chịu tác động mạnh từ hiện tượng dịch chuyển nhóm ngành. Điều rất rõ là mức tăng bùng nổ hơn 62 điểm nói trên đi cùng với diễn biến tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng, cũng như cổ phiếu VIC (tăng gần 22% từ 17/3 đến 7/4). Vì vậy nếu các cổ phiếu vốn hóa lớn nhạt dần hiệu ứng thông tin và quay đầu điều chỉnh thì VN-Index cũng rất khó để tăng cao hơn.

Đây cũng là điều cần chú ý vì khi chỉ số không tăng hoặc giảm, không có nghĩa là mùa kết quả kinh doanh hết hiệu lực. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ này sẽ lần lượt phản ánh ở các cổ phiếu khác, chỉ là các mã đó có khả năng thúc đẩy chỉ số tăng hay không. Những cổ phiếu vốn hóa nhỏ tới trung bình dù tăng tốt cũng khó lôi kéo được chỉ số nhiều.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 9/4

Giá đóng cửa ngày 2/4

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 9/4

Giá đóng cửa ngày 2/4

Mức tăng (%)

CLW

27

33.6

-19.64

FTM

3.53

2.54

38.98

YEG

31.55

39.05

-19.21

DLG

3.46

2.49

38.96

SVD

10.05

12

-16.25

HAS

15.6

11.3

38.05

VSC

49.1

54.8

-10.4

TGG

3.4

2.51

35.46

SII

18

19.8

-9.09

TDG

4.76

3.64

30.77

DC4

16.3

17.9

-8.94

SAV

47.05

37.5

25.47

CVT

45.35

49.75

-8.84

AMD

4.9

3.92

25

SGR

33.4

35.7

-6.44

HVX

5.11

4.1

24.63

GDT

52.7

56

-5.89

MCG

4

3.21

24.61

RDP

10.25

10.85

-5.53

HCD

5.11

4.12

24.03

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 9/4

Giá đóng cửa ngày 2/4

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 9/4

Giá đóng cửa ngày 2/4

Mức tăng (%)

QST

10.1

12.1

-16.53

ACM

3.6

2.4

50

MCF

12

14.3

-16.08

CET

7.7

5.3

45.28

KDM

8

9.5

-15.79

SDU

11.6

8.1

43.21

MED

36.3

41.8

-13.16

LM7

5.6

4

40

SIC

13

14.8

-12.16

PVL

4.3

3.1

38.71

PDC

5.3

6

-11.67

BAX

112

84.4

32.7

NGC

5.6

6.2

-9.68

VC2

18.2

13.8

31.88

L61

7.7

8.5

-9.41

KSQ

4.4

3.4

29.41

TKC

8.8

9.7

-9.28

CMS

5.5

4.3

27.91

KMT

8

8.8

-9.09

VE9

3.3

2.6

26.92

Thống kê với rổ VN100 (bao gồm VN30 và VNMidcap) thì tuần qua có tới 40% số cổ phiếu giảm giá, 56% tăng giá, còn lại không đổi. Thậm chí với nhóm cổ phiếu nhỏ, hàng đầu cơ (rổ VNSmallcap), tuần qua cũng chỉ có 57% số cổ phiếu là tăng giá, 40% là giảm giá, còn lại không đổi. Các thống kê này cho thấy vẫn có một xác suất không hề nhỏ là cổ phiếu giảm giá hoặc không đem lại lợi nhuận.

Một hiệu ứng tâm lý nữa cũng rất thường xuyên xảy ra, là trong trường hợp các blue-chips lớn bắt đầu nhạt dần yếu tố hỗ trợ từ kết quả kinh doanh và điều chỉnh giảm, chỉ số giảm sẽ tác động mạnh đến các nhóm cổ phiếu nói chung, bất kể là kết quả kinh doanh tốt đến đâu. Các mã nhỏ thường chỉ tăng ngược dòng nếu thị trường ổn định hoặc chỉ số tăng mạnh. Đây là điều cần chú ý trong giao dịch đầu cơ dựa trên kết quả lợi nhuận.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

29.3.2021

14,713.5

869.0

926.2

30.3.2021

17,086.5

927.6

1,200.6

31.3.2021

16,431.6

572.4

1,226.0

1.4.2021

18,564.9

1,153.4

1,206.8

2.4.2021

17,768.0

910.7

593.9

5.4.2021

17,403.5

1,150.5

1,113.9

6.4.2021

18,812.8

959.8

1,132.9

7.4.2021

17,593.0

1,053.9

1,227.7

8.4.2021

16,119.9

923.7

919.0

9.4.2021

16,894.3

984.6

953.9

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam