Chứng khoán tuần: Kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ giúp thị trường vượt đỉnh?

13:37 | 21/03/2021 Print
Một chút áp lực từ phiên tái cơ cấu ETF cuối tuần qua đã khiến VN-Index tụt điểm, nhưng chung cuộc tuần qua chỉ số vẫn đạt mức tăng gần 12,5 điểm và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp.

ck

Điều đáng tiếc nhất tuần qua chính là việc các quỹ ETF bán ra đã tước đi cơ hội để thị trường vượt qua đỉnh cao lịch sử quanh mốc 1.200. Hôm thứ Năm, VN-Index đã đóng cửa tại 1.200,94 điểm.

Tuần qua cũng ghi nhận quy mô bán ra rất lớn của khối ngoại mà trong đó dấu ấn của hai quỹ ETF rất đáng kể. Tính chung cả hai sàn, khối ngoại đã bán ròng cả 5 phiên với quy mô rút ra tới 3.598 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu sàn HSX bị bán ròng 3.537,9 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ ETF nội được mua ròng 360,3 tỷ đồng.

Trong nỗ lực vượt đỉnh cao 1.200 điểm, dấu ấn của cổ phiếu ngân hàng khá rõ. VN-Index tăng cả tuần gần 12,5 điểm thì CTG, TCB, BID đã đóng góp gần 6,5 điểm. Hầu hết các mã ngân hàng tuần qua cũng tăng giá mạnh mẽ, trong đó nổi bật là SHB tăng 10,73%, EIB tăng 7,07%, CTG tăng 6,59%, VIB tăng 5,18%...

Nhóm ngân hàng cũng phát tín hiệu sớm về kết quả kinh doanh quý 1/2021 sẽ xuất hiện trong hai tuần tới. Ngay trước tháng 3, đã có rất nhiều báo cáo từ các công ty chứng khoán dự phóng lợi nhuận của nhóm tài chính ngân hàng sẽ tích cực trong quý 1. Điều này đã phản ánh sớm vào giá cổ phiếu. Trong khi VN-Index còn chưa vượt được đỉnh cao tháng 1/2021 thì nhiều mã ngân hàng như VIB, LPB, VPB, MBB, TCB, CTG, ACB đã vượt đỉnh trước.

Điều gây bất lợi cho thị trường - mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng rất nỗ lực tăng – chính hiện tượng lệch pha ở các nhóm cổ phiếu lớn còn lại. VIC, VHM, VRE chưa hề khởi động và vẫn còn thấp xa so với đỉnh cao tháng 1. VNM đang rơi vào nhịp điều chỉnh thật sự khi giảm 3,7% kể từ đầu tháng 3 và giảm 12,6% kể từ đỉnh tháng 1.

Yếu tố vốn hóa lệch nhịp là điều thường thấy trong bối cảnh dòng tiền phân hóa tìm kiếm cơ hội đơn lẻ. Kể từ khi hệ thống giao dịch bị quá tải, khả năng huy động sức mạnh của dòng tiền là bất khả thi. Điều này được thể hiện khá rõ trong mức thanh khoản đã suy giảm từ ngưỡng 15-16 ngàn tỷ đồng mỗi phiên ở thời điểm đạt đỉnh làm nghẽn hệ thống xuống mức dưới 14 ngàn tỷ đồng khớp lệnh trên sàn HSX. Dòng tiền chảy sang các cổ phiếu vừa và nhỏ, đồng thời kéo thanh khoản sàn HNX lẫn UpCom tăng vọt. Trong khi đó VN-Index chỉ đại diện cho sàn HSX.

Trong bối cảnh dòng tiền bị hạn chế, yếu tố duy nhất khả dĩ tạo được sự đồng thuận tăng giá ở các blue-chips sàn HSX là giảm áp lực bán ra. Vì vậy tính thời điểm trở nên quan trọng.

Thời điểm đó có thể đang tới rất gần với kết quả kinh doanh quý 1 xuất hiện trong vài tuần nữa. Với mức tăng trưởng lợi nhuận khá tốt trong quý 4/2020, khả năng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn trong quý 1/2021 và các quý sau đó, khi nền kinh tế hoạt động trở lại ở cường độ cao hơn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/3

Giá đóng cửa ngày 12/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/3

Giá đóng cửa ngày 12/3

Mức tăng (%)

RIC

20.95

29.95

-30.05

TS4

5.73

4.11

39.42

BBC

61

71.6

-14.8

HAP

15.2

10.95

38.81

SVD

13.95

16.35

-14.68

TGG

2.7

1.95

38.46

CEE

16

17.6

-9.09

TMS

57.2

42

36.19

MCP

25

27.5

-9.09

TSC

5.65

4.2

34.52

VIX

36.05

38.75

-6.97

DTA

12.25

9.22

32.86

HU1

9.99

10.65

-6.2

SHI

15.9

12.25

29.8

SAM

11.4

12.1

-5.79

ELC

14.6

11.75

24.26

SC5

20.75

22

-5.68

CIG

5.86

4.8

22.08

TIP

52.2

55

-5.09

SGR

41.15

33.8

21.75

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/3

Giá đóng cửa ngày 12/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/3

Giá đóng cửa ngày 12/3

Mức tăng (%)

LBE

32.3

38

-15

HLY

20.7

13

59.23

PBP

8.5

10

-15

L18

12.2

7.75

57.4

PGT

7.3

8.4

-13.1

KTT

13.9

8.9

56.18

C92

5.8

6.6

-12.12

PCG

8.6

5.6

53.57

KSD

4.4

5

-12

VC7

16.1

11.7

37.61

SCI

55

62.1

-11.43

V21

7

5.2

34.62

PSC

13.5

15

-10

VE4

27.1

20.6

31.55

CJC

20.7

22.9

-9.61

MIM

7

5.4

29.63

APP

7.8

8.6

-9.3

MCO

3.6

2.8

28.57

S99

28.5

31.3

-8.95

BII

8.6

6.7

28.36

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh là thời điểm cộng hưởng có hi vọng lớn nhất lúc này, liên kết các nhà đầu tư lại cùng hướng về một phía. Trong quá khứ gần thời điểm cuối năm 2020, hệ thống quá tải hạn chế dòng tiền không tăng vượt ngưỡng được nhưng vẫn đủ sức kéo thị trường lên cũng là nhờ sự đồng thuận trong kỳ vọng. Nhà đầu tư có thể không mua được ở thời điểm thị trường nghẽn lệnh, nhưng vẫn sẽ tiếp tục mua trong các phiên kế tiếp vì triển vọng tăng trưởng giá vẫn được trông đợi. Ngược lại, nhà đầu tư hạn chế bán ra vì cũng cùng kỳ vọng với người mua, rằng giá sẽ còn tăng tốt hơn nữa.

Trên phương diện phân tích kỹ thuật, một thị trường bùng nổ tăng giá luôn đi kèm với bùng nổ khối lượng. Điều đó rất khó xảy ra lúc này vì hệ thống giao dịch bị giới hạn. Mặc dù vậy yếu tố cản trở thanh khoản bùng nổ không xuất phát từ tâm lý của nhà đầu tư mà mang tính kỹ thuật. Vì vậy việc duy trì thanh khoản ở mức 13-15 ngàn tỷ đồng cũng có thể xem là một tín hiệu tích cực.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

8.3.2021

16,509.6

599.1

1,820.6

9.3.2021

15,903.9

464.6

1,681.1

10.3.2021

15,384.8

785.6

1,267.3

11.3.2021

16,164.8

547.6

943.7

12.3.2021

15,488.6

604.4

850.2

15.3.2021

15,920.5

646.3

1,096.3

16.3.2021

16,188.3

512.5

937.8

17.3.2021

16,539.6

754.9

1,917.7

18.3.2021

16,174.8

497.0

925.9

19.3.2021

16,840.1

599.5

2,001.1

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam