Chứng khoán tuần: Kết quả kinh doanh có tạo sóng?

11:45 | 24/01/2021 Print
VN-Index đã có tuần sụt giảm đầu tiên, chấm dứt kỷ lục 11 tuần tăng trưởng liên tiếp. Chỉ số tuần qua giảm 2,3% tương đương 27,42 điểm.

CK

Thanh khoản tuần qua cũng chính thức lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử, khi đạt giá trị giao dịch khớp lệnh 91.275 tỷ đồng và 4,68 tỷ cổ phiếu.

Thị trường quay đầu sụt giảm trong bối cảnh khá trái ngược. Đầu tiên là về mặt kỹ thuật, VN-Index dường như đang kết thúc sóng 3 trong chu kỳ tăng trưởng kể từ đáy cuối tháng 3/2020. Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều nhìn thấy sóng 3 có độ lớn tương đương 161,8% so với sóng 1, ở quanh 1.190 điểm. Mốc này lại tương đương với đỉnh cao lịch sử 2018. Vì vậy việc VN-Index quay đầu giảm sau khi không vượt được mốc 1.200 điểm là điều không khó hiểu.

Tuy nhiên, thị trường quay đầu giảm đúng vào thời điểm mùa báo cáo tài chính cuối năm 2020 bắt đầu. Thông thường, kết quả kinh doanh là yếu tố tạo sóng chính cho dịp đầu năm mới vì thường bắt đầu vào giữa tháng 1 hàng năm. Kết quả kinh doanh cũng là chỗ dựa cho kỳ vọng của nhà đầu tư, rằng mức tăng trưởng giá rất nhanh những tháng gần đây sẽ không khiến cổ phiếu trở nên đắt đỏ, nếu như kết quả kinh doanh giúp làm tăng lợi nhuận trên vốn cổ phần (EPS).

Nói cách khác, thị trường đang trong giai đoạn mâu thuẫn mà nhà đầu tư sẽ phải quyết định một bên là sai. Nếu tin rằng kết quả kinh doanh tạo sóng cao hơn nữa, tức là về mặt kỹ thuật, thị trường phải kết thúc điều chỉnh trong tuần qua. Ngược lại, nếu tin vào yếu tố kỹ thuật thị trường đã không thể vượt đỉnh cao 1.200 điểm lúc này, tức là các yếu tố giá đã tăng đủ phản ánh kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4/2020.

Thực ra trên thị trường không có yếu tố trắng đen rõ ràng như vậy. Vẫn có nhiều cổ phiếu sẽ tăng giá bất chấp thị trường chung điều chỉnh hoặc ngược lại. Đây thường là giai đoạn phân hóa tăng giảm không còn dễ kiếm lời như thời kỳ cả thị trường tăng.

Kết quả kinh doanh cũng không phải lúc nào cũng tạo được sóng cho cổ phiếu. Tính đến hết tuần qua, khá nhiều doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý 4 và cả năm 2020 nhưng cổ phiếu lại không thể hiện sức mạnh tương xứng. Có thể thấy rõ nhất điều này ở nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thị trường và tăng giá nhanh thời gian qua như chứng khoán.

Chứng khoán SHS từ hôm 20/1 đã báo lãi quý 4 tới gần 249 tỷ tăng 9,6 lần cùng kỳ. Thế nhưng phiên ngày 21/1 giá cổ phiếu SHS giảm 0,7%, phiên cuối tuần giảm tiếp 1,7%. SSI cũng tăng 124% lợi nhuận quý 4/2020 so với cùng kỳ, giá chỉ tăng đúng hôm 21/1 rồi cuối tuần lại giảm 2,3%, cả tuần giảm 8,7%... Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng vậy, nhiều mã có kết quả kinh doanh lợi nhuận tốt nhưng giá không tăng.

Trong khi đó các cổ phiếu vừa và nhỏ dễ được đầu cơ thì vẫn tăng trưởng khả quan trong tuần qua. TNG trên HNX giảm lãi quý 4 tới 59% cùng kỳ vẫn có hai phiên cuối tuần tăng kịch trần....

VNI

Về mặt kỹ thuật các nhà đầu tư theo trường phái này có thể thống nhất rằng thị trường đã đạt tới ngưỡng hợp lý của sóng 3 và có thể điều chỉnh giảm.

Thực sự mức định giá cổ phiếu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh không phải là yếu tố chính quyết định giá cổ phiếu lúc này. Con số lợi nhuận được đưa ra là khá tốt, nhưng đa phần nhà đầu tư chỉ nhìn vào lãi lỗ, thay vì nhìn xem P/E lũy kế 2020 của cổ phiếu là bao nhiêu. Nếu giá tiếp tục tăng bất chấp kết quả kinh doanh thì đà tăng đó sẽ được lý giải bằng kỳ vọng cho quý 1/2021 hoặc dòng tiền vào quá mạnh.

Định kiến trong đầu tư là một rào cản thường thấy, khi nhà đầu tư dựa vào những thông tin hợp lý để lý giải diễn biến trong thực tế. Chẳng hạn khi giá tăng, nhà đầu tư sẽ thiên về thông tin tốt, yếu tố hỗ trợ vì đó là những thông tin phù hợp lý giải cho diễn biến tăng. Khi giá giảm, vì thông tin tốt không lý giải được tại sao giá giảm, nên nhà đầu tư sẽ ưu tiên chú ý đến các thông tin xấu.

Thực tế trong ngắn hạn, động lực cung cầu mới là yếu tố quyết định. Những cổ phiếu có thông tin rất xấu, làm ăn thua lỗ nhưng giá vẫn tăng là do vẫn đang có yếu tố đầu cơ đủ mạnh. Nếu như kết quả kinh doanh quý 4/2020 tốt vừa công bố không giúp cổ phiếu tăng thêm được thì đơn giản là yếu tố đầu cơ đã bão hòa. Lượng tiền đầu cơ đã thổi giá tăng suốt nhiều tháng qua và đến lúc không còn mạnh hơn được nữa thì giá sẽ “trơ” với các yếu tố hỗ trợ.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/1

Giá đóng cửa ngày 15/1

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/1

Giá đóng cửa ngày 15/1

Mức tăng (%)

TDP

25.5

32.4

-21.3

RIC

9.37

6.7

39.85

TTA

15.8

19.25

-17.92

TCR

5.15

3.7

39.19

LBM

43.5

51

-14.71

GMC

32.9

24

37.08

L10

16.6

19.45

-14.65

SGT

14.05

10.25

37.07

TTB

6.23

7.2

-13.47

PXT

3.24

2.49

30.12

CEE

17.05

19.7

-13.45

CIG

3.87

3.07

26.06

SMA

8.25

9.51

-13.25

TCM

80.9

65.1

24.27

BSI

15.1

17.4

-13.22

VRC

12.15

9.8

23.98

NAV

17.3

19.8

-12.63

KBC

42.55

34.4

23.69

FTS

17.4

19.9

-12.56

ROS

4.28

3.5

22.29

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/1

Giá đóng cửa ngày 15/1

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 22/1

Giá đóng cửa ngày 15/1

Mức tăng (%)

CAG

27.2

45.8

-40.61

VIG

6

3.9

53.85

TDT

15.4

20.8

-25.96

HTP

14.6

10

46

HHC

62.8

82

-23.41

ART

7.7

5.3

45.28

BNA

26

33.5

-22.39

THD

172

125

37.6

INC

10.4

12.9

-19.38

KVC

2

1.5

33.33

BBS

11

12.6

-12.7

KKC

11

8.3

32.53

VNR

23.1

26.3

-12.17

NRC

20.2

15.4

31.17

VNF

16.6

18.83

-11.85

WSS

7.2

5.5

30.91

TIG

7.9

8.9

-11.24

API

20.8

16.2

28.4

BVS

22.3

25.1

-11.16

TNG

24.2

19.03

27.18

Quá trình thay đổi cung cầu này mất nhiều thời gian hơn là một vài phiên phản ứng với kết quả kinh doanh. Nhà đầu tư nhạy bén đều hiểu rằng mùa báo cáo tài chính quý 4/2020 sẽ tốt nên không bao giờ đợi đến khi có thông tin chính thức mới mua vào. Quá trình mua được tiến hành từ trước và đó là lý do thị trường tăng liên tục với thanh khoản ngày càng lớn. Thời điểm công bố kết quả kinh doanh chỉ là xác nhận chiến lược đầu tư đó có kết quả.

Vì vậy trông đợi mạch thông tin kết quả kinh doanh quý 4 để tạo sóng trên thị trường là một điều không chắc chắn. Lý do là nhà đầu tư phản ứng với kết quả kinh doanh quan trọng hơn bản thân thông tin đó. Doanh nghiệp lãi lớn nhưng nhà đầu tư chốt lời ồ ạt thì giá cổ phiếu cũng không thể tăng được.

Tuần qua thị trường có một tín hiệu khá bất ngờ là thanh khoản giảm xuống rất nhanh ở hai phiên cuối tuần. Trong hai phiên này giá trị khớp lệnh 2 sàn chỉ đạt trung bình 16.329 tỷ đồng/ngày, trong khi 3 phiên đầu tuần đạt trung bình 19.539 tỷ đồng. Trong 11 phiên liền trước 2 ngày cuối tuần, không ngày nào thị trường khớp lệnh dưới 17.000 tỷ đồng. Nếu hiện tượng suy giảm thanh khoản tiếp tục diễn ra thì đó sẽ là một phản ứng ngược, khi nhà đầu tư không còn muốn giao dịch nhiều bất chấp thông tin kết quả kinh doanh xuất hiện. Điều này sẽ gây bất lợi cho xu thế tăng của thị trường.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

11.1.2021

18,512.9

1,000.0

1,654.9

12.1.2021

17,137.8

1,077.0

1,493.1

13.1.2021

18,636.0

1,043.0

1,570.4

14.1.2021

17,198.8

1,153.5

1,281.7

15.1.2021

19,093.1

907.5

1,347.1

18.1.2021

18,320.6

817.9

1,689.6

19.1.2021

21,605.8

1,036.1

907.6

20.1.2021

18,689.8

1,709.4

1,529.9

21.1.2021

16,007.1

1,037.3

1,265.7

22.1.2021

16,651.5

1,202.9

1,494.2

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam