Chứng khoán 11.9: Cổ phiếu bất động sản không đỡ nổi VN-Index

18:36 | 11/09/2015 Print
Phiên giao dịch cuối tuần đã khép lại với mức sụt giảm 0,93%, ghi nhận phiên giảm thứ ba trong tuần này, nhưng VN-Index vẫn tăng chung cuộc gần 10 điểm. Các cổ phiếu bất động sản manh nha khởi nghĩa, nhưng ảnh hưởng là quá nhỏ.

chứng khoánCổ phiếu bất động sản hút tiền

Ngay cả khi GAS hay PVD vẫn tăng thì sức mạnh của nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn kém thuyết phục. Hai cổ phiếu dầu khí này là số đơn lẻ trong nhóm còn tăng giá vào một ngày mà giá dầu sụt giảm gần 1,5%. Vốn hóa của những cổ phiếu này không thể cân bằng lại được với nhóm ngân hàng.

Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị chốt lời lớn và nhóm dẫn dắt thị trường đã không thể kháng cự lại được, từ đó ảnh hưởng lên toàn bộ thị trường.

VCB đóng cửa giảm 2,61%, BID giảm 1,57%, CTG giảm 1,97%, STB giảm 2,38%, MBB giảm 0,65%, ACB giảm 1,04%, SHB giảm 1,45%.

Nhóm cổ phiếu duy nhất có dấu hiệu khởi sắc là bất động sản. Nổi bật tại HSX là ITA, KBC đều kịch trần. Hai cổ phiếu này khá đuối trong đợt phục hồi vừa rồi. Chẳng hạn ITA gần như không tăng mà luẩn quẩn ở đáy tháng 9/2013. KBC gần như không tăng và đang ở đáy tháng 9 năm ngoái.

Hai mã này đột ngột được sự quan tâm lớn của thị trường và xuất hiện sức cầu rất tốt. KBC đạt thanh khoản cao nhất 13 phiên còn ITA lập kỷ lục kể từ tháng 6 vừa rồi.

Thực ra hai cổ phiếu này không nằm hoàn toàn trong phân khúc bất động sản thương mại như nhà ở hay đất nền. Tuy nhiên đây lại là các cổ phiếu mạnh nhất trong nhóm bất động sản nói chung. Những mã bất động sản nhà ở lại có mức tăng nhẹ hơn: DXG tăng 0,6%, VCG tăng 0,89%, HUT tăng 4,2%, LDG tăng 5,93%... Phần lớn các mã bất động sản khác như SJS, NTL, DLG, HQC, HAG… lại chỉ đứng tham chiếu.

Dù sao các cổ phiếu bất động sản cũng có mặt bằng giá khá mạnh trong một phiên thị trường điều chỉnh sâu: VN-Index giảm 0,93%, HNX-Index giảm 0,33%. Điều bất lợi là các cổ phiếu bất động sản không đủ khả năng chi phối thị trường hôm nay.

Mức giảm của các chỉ số vẫn phải trông cậy vào sức nặng của một vài mã vốn hóa lớn. GAS tăng 0,22%, PVD tăng 0,58% là hai giao dịch nổi bật tại HSX. Sàn HNX khá đuối vì các mã dầu khí ở sàn này kém xa GAS hay PVD: PVS giảm 0,48%, PVB giảm 1%, còn lại tham chiếu.

Trống vắng thông tin

Lại thêm một phiên giao dịch nữa thị trường đạt mức thanh khoản rất kém. Tổng khối lượng khớp lệnh hai sàn chỉ khoảng 116,5 triệu cổ phiếu và 1.556,9 tỷ đồng. So với hôm qua thực ra là thanh khoản có cải thiện, nhưng nhìn tổng thể mức giao dịch này vẫn giảm 11% so với trung bình tuần trước.

Thị trường hôm nay vừa nhằm vào phiên giao dịch cuối tuần, xu hướng chốt lời thường mạnh hơn bình thường, lại đúng vào thời điểm các cổ phiếu ngân hàng đạt đỉnh ngắn hạn. Các cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh tức là nhóm dẫn dắt suy yếu, khiến tâm lý chung bị ảnh hưởng cũng như các chỉ số sụt giảm.

Thời điểm hiện tại thị trường đang trong giai đoạn trống vắng thông tin hỗ trợ. Tin bất lợi là lãi suất VND đang rục rịch tăng ở các kỳ hạn ngắn. Hiện vẫn chưa có công ty chứng khoán nào thông báo tăng lãi suất các khoản vay hay ứng trước tiền, nhưng lãi suất tăng không phải là tin tốt cho chứng khoán.

Lãi suất đồng VND tăng do sự điều chỉnh tỷ giá mới đây của Ngân hàng nhà nước. Điều này có thể đoán trước được vì các ngân hàng cần tăng sức hấp dẫn thu hút tiền gửi. Nếu nhìn xa hơn, trong trường hợp lãi suất USD được điều chỉnh tăng, tỷ giá có thể tăng tiếp và sức ép còn lớn hơn.

Trong thời điểm thông tin hỗ trợ không có, các tin xấu xuất hiện và nhất là ám ảnh kỳ họp cuối tuần sau của FED, thị trường rất dễ bị tác động do thanh khoản quá yếu. Thị trường đang bị cộng hưởng nhiều yếu tố bất lợi ngắn hạn, nên cơ hội tăng là không nhiều. Điều này càng khiến nhà đầu tư thận trọng hơn.

Thực ra nếu nhìn tổng thể, giao dịch hôm nay không phải là quá kém. VN-Index sụt hơi sâu chủ yếu do cổ phiếu ngân hàng và các mã lớn như VIC, VNM, MSN giảm. Số tăng giá lại thiên về các cổ phiếu nhỏ, nên lực đỡ không mạnh. Hai sàn vẫn có 174 cổ phiếu tăng giá, tỷ lệ so với số giảm gần 1:1, tức là cứ 1 cổ phiếu tăng có 1 cổ phiếu giảm, cơ hội là như nhau.

Sức ép chủ yếu xuất hiện ở các blue-chips do những mã này bị chốt lời lớn hơn, đồng thời thiếu hụt dòng tiền. Một số cổ phiếu vừa và nhỏ nổi lên như những mã giao dịch lớn so với trung bình: DXG, LDG, SBT, CEO, VIX, VMI… Việc thay đổi vai trò trụ cột của điểm số không diễn ra xuôn xẻ vì rốt cục, các mã nhỏ vẫn chỉ mang tính đầu cơ nhất thời và không thể có được dòng tiền ổn định.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

1.202 tỷ đồng (+9%)

83,3 triệu (+22%)

354,9 tỷ đồng (+13%)

33,2 triệu (+23%)

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

HSX

HNX

Khối lượng

Giá trị

Khối lượng

Giá trị

CII

4,580,000

109,139

TIG

3,575,100

39,896

KBC

4,631,120

60,146

CEO

1,986,510

31,634

SSI

2,137,100

53,817

VIX

2,752,130

24,172

BID

1,772,310

44,791

VMI

665,650

21,140

VCB

892,160

40,493

SHB

1,816,850

12,360

Khánh Nhi

Khánh Nhi

© Thời báo Tài chính Việt Nam