Chứng khoán tuần: Lệch lạc chỉ số và nỗi buồn blue-chips

08:31 | 13/10/2014 Print
Ngay cả khi VN-Index đóng cửa ngày thứ Sáu vừa qua với mức giảm mạnh nhất 12 phiên thì thị trường vẫn có một tuần giao dịch khá sôi động và tích cực. Dường như các lực lượng của thị trường vẫn chưa có được tiếng nói đồng thuận, khi mới có dòng vốn đầu cơ tác động là chính.

VN-Index, GAS và VNM Phiên sụt giảm cuối tuần đã lấy đi 6,61 điểm của VN-Index nhưng chỉ số này vẫn có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp kể từ khi chạm đáy 594 điểm. Nếu nhìn với con mắt dài hạn, tuần tăng điểm thứ hai khó có thể coi là đã đi được một chặng đường dài kể từ chạm đáy. Vậy là thị trường lại bộc lộ những điểm yếu trong sức mạnh và đặc biệt là ở các cổ phiếu blue-chips, những cổ phiếu được xem là nền tảng cho những nhịp phục hồi đầu tiên. Sự khác biệt rất lớn giữa mức tăng 1,09% của VN-Index trong tuần này và mức giảm 1,14% của HSX30, hay như giữa mức +0,14% của HNX-Index và -0,63% của HNX30-Index. Rõ ràng là các chỉ số tổng hợp tăng trưởng tốt hơn các chỉ số nhóm và dường như thị trường chung lại phải chịu gánh nặng từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn phải là động lực cho tăng trưởng. Rất ít ngoại lệ trong tuần này xuất hiện ở hai rổ cổ phiếu vốn hóa lớn là HSX30 và HNX30. Tỷ lệ lợi nhuận trong tuần của HSX30 thấp đến tệ hại: Chỉ có 5/30 cổ phiếu đóng cửa tuần này ở mức giá cao hơn cuối tuần trước. Ngay cả trong 5 mã này, duy nhất HSG đạt được mức tăng 6,89% là còn đáng chú ý. Còn lại VNM cũng chỉ tăng 2,8%, PVT tăng 1,12%, PVD tăng 1%, MBB tăng 0,74%. Danh sách HNX30 khá hơn một chút, có 14/30 cổ phiếu tăng giá, nhưng duy nhất SD6 tăng trên 10%, khoảng 10,2% và SD9 tăng 23,33%, còn lại đều dưới 3%. Điều gì đã dẫn đến mức tăng trưởng đáng thất vọng như vậy mặc dù VN-Index đã vượt qua được một số mốc điểm quan trọng, chẳng hạn như ngưỡng 613-615 điểm, tương đương mức điểm bình quân 20 ngày? Nếu như đổ tại cho áp lực chốt lời thì thật quá bất công cho các cổ phiếu blue-chips. Thống kê vừa dẫn ra đã chỉ rõ mức sinh lời cực thấp của các cổ phiếu này. Vậy không có lý do gì để gọi lực bán trong tuần là “chốt lời” cả, vì phần lớn cổ phiếu giảm giá trong ngắn hạn chứ không phải tăng, đồng thời mức lợi nhuận quá mỏng, thậm chí là không có. Có lẽ điều hợp lý hơn là một sự thất vọng nào đó trong diễn biến của thị trường. Đây không phải lần đầu tiên VN-Index tăng vượt qua các mức kháng cự quan trọng mà thị trường không cảm thấy thuyết phục, thậm chí còn thấy hơi rủi ro. Điểm số tăng nhưng mối lo ngại và hồ nghi lại bao trùm. Chỉ số đã được đẩy qua mức kháng cự bằng các cổ phiếu vốn hóa lớn, không mang tính đại diện. GAS mặc dù phiên cuối tuần giảm tới 2,59% nhưng tính chung cả tuần, vẫn tăng 6,6%. VNM hai phiên cuối tuần đứng im, nhưng chỉ với phiên giữa tuần tăng 3,8%, đúng vào ngày VN-Index vượt vùng kháng cự. Sẽ là hơi quá nếu như đổ hoàn toàn trách nhiệm cho GAS và VNM kéo điểm số mạnh hơn thực tế giao dịch của thị trường. Tuy nhiên GAS và VNM là hai cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nhì thị trường nên tác động lên điểm số là lớn nhất. Các cổ phiếu lớn ngoài GAS, VNM đã không thể hiện được vai trò nâng đỡ thị trường trong tuần này. Bản thân tình trạng trái chiều giữa các chỉ số toàn thị trường và chỉ số nhóm cổ phiếu như đã nói phía trên cũng cho thấy có sự không bình thường của thị trường. Nếu như chỉ số đã không phản ánh được mặt bằng chung của thị trường thì việc quan sát chỉ số trở nên vô nghĩa. Tuần này không chỉ là sự phân hóa về giá, mà có sự không đồng thuận trong các cổ phiếu blue-chips. Nếu như giá tăng cao mà bị chốt lời ngắn hạn thì không có gì phải bàn. Nhưng rất nhiều cổ phiếu đạt lợi nhuận cực kém trong 3 tuần gần đây cũng bị xả hàng. Đây có thể là biểu hiện của sự chán nản và dòng vốn đang được cơ cấu lại để chuyển sang các cơ hội tốt hơn. Vốn đầu cơ đánh trọng điểm Điều quan trọng nhất trên thị trường là lợi nhuận. Tuy nhiên khi xu hướng kiếm lợi nhuận nhanh lấn át, tức là thị trường trong trạng thái thiếu chắc chắn. Đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam là tính đầu cơ cao hơn các rủi ro cơ bản. Nói đơn giản, cổ phiếu như thế nào không quan trọng, miễn là lượng tiền đầu cơ đủ lớn để kéo giá. Tuần này, trong khi các blue-chips đem lại một mức sinh lời kém cỏi, đa số là lỗ thì các cổ phiếu được đẩu cơ nổi bật tiếp tục tăng trưởng chóng mặt. Thống kê sàn HSX có 140 mã tăng trong tuần và HNX là 160 mã thì những cổ phiếu tăng 30% trở lên đều có yếu tố đầu cơ cực mạnh. Mức tăng 30% chỉ trong 5 phiên là một tỷ lệ sinh lời kinh khủng. Dẫn đầu mức tăng trưởng ở HSX là RIC, cổ phiếu đang chìm trong mức lỗ 6 tháng khoảng 78,8 tỷ đồng. Không rõ triển vọng thoát lỗ trong quý 3 như thế nào, nhưng RIC đã được đầu cơ trong hai tuần gần đây với mức giá tăng gấp đôi. Riêng tuần này RIC đem lại 38,6% lợi nhuận. VLF tuần này tăng 36,2%, bổ sung vào chuỗi 8 phiên tăng liên tục đang diễn ra, lợi nhuận đạt tổng cộng 52%. Sàn Hà Nội có HNM nổi đình đám trong tuần, tăng 54%. Một tuần tăng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử niêm yết của HNM. Nguyên nhân sẽ không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu công bố một cách chính thức, nhưng vẫn đang có một lượng tiền rất lớn đánh lên. Số cổ phiếu tăng giá ở hai sàn thì lớn, nhưng số được đầu cơ thực sự mạnh lại không nhiều. HNX chỉ có 6 mã tăng trên 20% và HSX cũng có 6 mã. Điều này tuy đem lại vẻ hấp dẫn nhất định ở các cổ phiếu bùng nổ nhất, nhưng cũng thể hiện một sự thiếu tự tin của dòng vốn nóng. Hoặc dòng vốn này còn nhỏ, không đủ sức hoạt động rộng, hoặc chỉ đủ tự tin ở những cổ phiếu ít được thị trường chú ý. 10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần Mã CK Giá đóng cửa ngày 10/10 Giá đóng cửa ngày 3/10 Mức giảm (%) Mã CK Giá đóng cửa ngày 10/10 Giá đóng cửa ngày 3/10 Mức tăng (%) SAV 13,2 15,5 -14,84 RIC 20,1 14,5 38,62 SAM 13 14,4 -9,72 VLF 7,9 5,8 36,21 TDW 20,2 21,9 -7,76 DTA 5,5 4,1 34,15 DIG 14,6 15,8 -7,59 SBC 16,1 13 23,85 QCG 10,1 10,8 -6,48 BT6 8,8 7,3 20,55 DXG 15,3 16,3 -6,13 HAI 55,5 46,1 20,39 NVT 6,2 6,6 -6,06 VNH 5,4 4,6 17,39 KSH 17,5 18,6 -5,91

TMS

46

39,6

16,16

TCO

12,8

13,6

-5,88

VHG

15

13,1

14,5

KDH

20,7

21,8

-5,05

SFC

28,2

24,7

14,17

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam