Gãy trụ, VN-Index thất bại trong nỗ lực vượt đỉnh

09:22 | 11/04/2014 Print
Với đà tăng mạnh mẽ của GAS và MSN, những hi vọng cho khả năng VN-Index đột phá qua đỉnh cao 609 điểm là có cơ sở. Tuy nhiên sự thất bại của chỉ số này phiên hôm nay cho thấy có lẽ cần nhiều hơn mặt bằng giá chung tốt, chứ không chỉ phụ thuộc vào vài cổ phiếu trụ.

Sau giờ khớp lệnhLỗi tại GAS, VNM?

Trong khoảng 30 phút đầu phiên hôm nay, những hi vọng đó vẫn còn. Đợt tăng rất mạnh của các cổ phiếu lớn, lẫn hàng loạt mã khác bật lên, đẩy VN-Index tới tận trên 608 điểm. Chỉ cần vài cổ phiếu lớn “rướn” thêm chút nữa là có thể chỉ số đã làm nên chuyện.

Tất cả các cổ phiếu trụ đều phát huy vai trò trong những phút này. GAS bật tăng 2,7%, MSN tăng 1,56%, VNM tăng 0,68%, VIC tăng 2,11%. Trong số này chỉ có GAS và MSN tăng bền bỉ hơn cả. Sau vài phút kéo VN-Index đầu phiên, VNM, VIC đã quay đầu giảm hoặc lùi về tham chiếu, chỉ còn GAS và MSN cố gắng níu giữ đà tăng.

Rốt cục về cuối phiên, GAS cũng thất bại. Chính xác là từ sau 14h trở đi, GAS chỉ còn được giao dịch ở tham chiếu và mất toàn bộ sức mạnh. Đóng cửa, thiếu chút nữa GAS còn giảm giá.

Rất có thể hôm nay GAS phải hứng chịu áp lực chốt lời ngắn hạn quá lớn. Dù gì thì chỉ trong 5 phiên trước đó, GAS đã tăng gần 11,5%. Cộng thêm mức tăng cao nhất 2,7% hôm nay, GAS càng khuyến khích hoạt động bán ra.

Mặt khác, việc GAS tăng giá rất mạnh trong buổi sáng gắn liền với giao dịch mua của nhà đầu tư nước ngoài. Khối này đã mua trên 120.000 GAS chỉ trong vòng hơn một tiếng đầu phiên, sau đó dừng. Thiếu lực mua của khối ngoại, GAS bắt đầu đi xuống dần và sang buổi chiều, khối ngoại hầu như không mua nữa trong khi nhà đầu tư lại tăng cường bán ra.

Gãy trụ, VN-Index thất bại trong nỗ lực vượt đỉnh

Nhà đầu tư trong nước đẩy mạnh bán ra hôm nay khiến thị trường giảm chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài.

MSN có lợi thế hơn GAS ở chỗ giá mới tăng sang phiên thứ 3 và mức lợi nhuận ngắn hạn T+3 cũng chỉ chưa tới 4%. MSN vẫn đang loanh quanh vùng đáy nên áp lực chốt lời không lớn. Thêm nữa, nhà đầu tư nước ngoài mua hỗ trợ ở MSN tốt hơn nhiều ở GAS. Khoảng 82% khối lượng khớp lệnh của MSN là do khối này mua vào. Một số thỏa thuận rất lớn nữa với MSN cũng tạo yếu tố hỗ trợ tâm lý.

Tình trạng ngược lại ở các cổ phiếu lớn khác. VNM đóng cửa giảm 2,04%, mức giảm mạnh nhất trong 14 phiên. VIC giảm nhẹ 0,7%. VCB giảm 0,95%, BVH giảm 0,45%, DPM giảm 0,95%.

Việc các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn sụt giảm, kéo theo VN-Index quay đầu giảm 0,32%, thay vì công phá đỉnh cũ 609 điểm thì lại đang đe dọa mức hỗ trợ 600 điểm. Đằng sau diễn biến này là sự thiếu chắc chắn của thị trường, nếu điểm số tăng dựa quá nhiều vào một vài mã lớn, thay vì mặt bằng giá tốt hơn. GAS, VNM hay MSN dù có tăng giá nhưng chưa chắc đã đủ sức bù đắp nếu nhiều mã lớn khác giảm.

Phiên hôm nay đồng loạt nhiều cổ phiếu mất giá. CSM, DRC, FPT, HAG, HSG, KDC, MBB, PET, PPC, REE, VSH, ITA… cùng giảm giá thì dù GAS, VNM có tăng cũng chỉ đủ để tạo cân bằng về điểm số. Động lực tăng của thị trường phải xuất phát từ số đông cổ phiếu blue-chips giao dịch tích cực.

Khối ngoại ít ảnh hưởng

Top 5 giao dịch NĐTNN

Mã CK

KL mua ròng

GT mua ròng
(tỉ đồng)

MSN

118,640

11,5

KBC

658,690

8,7

DXG

479,910

8

HSG

135,710

7,5

DIG

362,220

6,7

Mã CK

KL bán ròng

GT bán ròng
(tỉ đồng)

DPM

3,139,110

131,1

VIC

913,890

64,9

HAG

946,170

27,2

CII

298,850

8,2

TRC

330,000

11,7

Phiên sụt giảm hôm nay đi kèm với quy mô giao dịch bán tăng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài trên HSX. Quy mô bán ra trực tiếp qua khớp lệnh tăng 44% về khối lượng và 56% về giá trị. Tổng lượng tiền rút ròng ở sàn này lên đến 260,1 tỷ đồng không kể thỏa thuận.

Thuần túy nhìn vào con số thì dường như áp lực bán ra đã khiến thị trường chao đảo. Thực tế việc bán của khối ngoại không gây nhiều ảnh hưởng đến toàn cục, mà chỉ ở một số cổ phiếu.

Giao dịch bán lớn nhất là DPM với trên 3,3 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 138 tỷ đồng. DPM vốn đã bị khối ngoại bán ra ròng rã từ tuần trước không phải đến hôm nay mới có. DPM giảm giá 0,95% thậm chí có thể xem là thành công vì áp lực bán là quá lớn.

Cổ phiếu thứ hai bị bán nhiều là VIC, gần 90,4 tỷ đồng giá trị cổ phiếu. VIC đóng cửa cũng giảm nhẹ. HAG bị bán gần 34,9 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, giá giảm 0,7%. KDC bị bán 11,6 tỷ đồng, giá giảm 6,5%, mức ảnh hưởng rõ rệt nhất. Ngoài ra có thể kể đến CII nhưng giá lại tăng 3,73%.

Quy mô bán ròng rất lớn hôm nay của nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ tập trung vào các cổ phiếu nói trên. Còn lại, khối này mua vào ở hầu hết các mã khác dù quy mô nhỏ hơn nhiều với mức bán ra. Các giao dịch bán này không giống như hoạt động đảo danh mục, vốn diễn ra trên hầu khắp các cổ phiếu blue-chips. Đây là các giao dịch bình thường và giá có bị tác động cũng chỉ mang tính cá biệt.

Còn lại hôm nay cả hai sàn có tới 251 cổ phiếu giảm giá, phần lớn không chịu tác động bán của khối ngoại. Do đó vận động của thị trường là bình thường chứ không xuất phát từ áp lực của nhà đầu tư nước ngoài.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

2.136,3 tỷ đồng (+12%)

110,6 triệu (+1%)

760,9 tỷ đồng (-13%)

57,7 triệu (-20%)

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

SSI (187,5) - (8,8%)

PVS (96,4)-(12,7%)

DPM (168,6) - (7,9%)

KLS (72,8)- (9,6%)

FLC (95,5) - (4,5%)

VCG (52,9) - (7%)

VIC (94,2) - (4,4%)

FIT (48) - (6,3%)

ITA (82,3) - (3,9%)

SHB (46,3) - (6,1%)

Khánh Nhi

Khánh Nhi

© Thời báo Tài chính Việt Nam