Dòng tiền có dấu hiệu quay vòng chậm lại

12:11 | 30/03/2014 Print
Thị trường tuần này đã chứng kiến những thái cực khác biệt đáng kể về tâm lý của nhà đầu tư. Trong khi 3 phiên đầu tuần đạt mức giao dịch rất lớn về thanh khoản đi kèm với biến động giảm sốc, hai phiên cuối tuần lại phục hồi với khối lượng giao dịch đuối hơn nhiều.

ck tuan qua

Việc liên tục thị trường đạt đỉnh cao, điều chỉnh rồi lại đạt đỉnh cao mới khiến lòng tham tăng lên liên tục vì quá khứ đã cho thấy mỗi nhịp điều chỉnh là cơ hội để tăng cao hơn. Tuy nhiên dòng tiền cần phải tăng liên tục mới đáp ứng được sức tăng về giá. Ước đoán sức mạnh tối đa của dòng tiền trong thời điểm này là không hề dễ dàng, nhưng rốt cục cũng phải đến một ngưỡng nào đó, nguồn tiền sẵn có trên thị trường phải đạt đỉnh.

Sau "đỉnh" 16.900 tỷ đồng, tiếp đến sẽ là bao nhiêu?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị giới hạn bởi chu kỳ tiền-cổ phiếu trong 3 ngày (T+3). Khi mua cổ phiếu ngày thứ Hai thì phải đến sáng thứ Năm nhà đầu tư mới có thể bán được. Ngược lại, khi bán vào ngày thứ Hai, trừ trường hợp ứng trước tiền bán, đến sáng thứ Năm nhà đầu tư mới có thể nhận được tiền và có thể mua tiếp. Do đó, việc tính toán lượng tiền tích lũy trong thị trường ở một vòng quay T+3 có thể giúp ước đoán được sức mạnh của khả năng mua trực tiếp.

Tổng khả năng mua trên thị trường không đồng nhất với quy mô giao dịch hàng ngày. Khác biệt này xuất phát từ yếu tố tâm lý. Nói đơn giản, nhà đầu tư có 100 triệu đồng, sau khi bán hết, quay lại mua chỉ 50 triệu đồng, tức là chỉ sử dụng một nửa năng lực mua của mình. Việc không sử dụng hết vốn xuất phát từ lo ngại thị trường đang có mức rủi ro cao. Ngược lại, khi nhà đầu tư dùng toàn bộ 100 triệu đó để mua, lại sử dụng thêm 100 triệu đồng đòn bẩy nữa (tỉ lệ 1:1) tức là độ “say máu” đang rất cao. Trong trường hợp thứ hai, chắc chắn quy mô giao dịch hàng ngày phải rất lớn.

Chính vì vậy trong những trường hợp thanh khoản hàng ngày sụt giảm quá khác biệt, trừ khả năng mất thanh khoản, thì đều phát đi tín hiệu thận trọng. Nhà đầu tư không chấp nhận bung hết sức của mình, tức là có kế hoạch dự phòng. Đó chính là điều thay đổi giữa các phiên giao dịch đầu tuần và cuối tuần này.

Tuần này chứng kiến hai phiên liên tục giá trị khớp lệnh thị trường đạt trên 5.700 tỷ đồng, đúng vào hai phiên sụt giảm mạnh ngày thứ Ba và thứ Tư. Giá sụt giảm đã kích động cầu bắt đáy cũng như việc nhà đầu tư bán ra giảm giá nhiều hơn tạo điều kiện cho cơ hội khớp được tốt hơn.

Quy mô khớp lệnh tăng cao đã khiến lượng tiền tích lũy trong một chu kỳ T+3 ở hai sàn tạo đỉnh cao mới vào ngày 25/3 với 16.930 tỷ đồng. Trước đó, thị trường cũng đã tạo một đỉnh cao thấp hơn, khoảng 11.280 tỷ đồng ngày 27/2, đúng vào đỉnh gần nhất.

Tại thời điểm 27/2, rất có khả năng dòng tiền tích lũy trong chu kỳ T+3 đã đạt đỉnh vì đây là kỷ lục suốt từ tháng 5/2010. Trong chừng đó thời gian, chưa lúc nào thị trường có được một lượng tiền lớn như vậy. Quả thực thị trường đã có 4 phiên điều chỉnh sau đó trước lo ngại dòng tiền đã đạt đỉnh.

Tuy nhiên điều đó lại không đúng: Quy mô giao dịch từ từ tăng lên và tiếp tục tăng cao hơn nữa, với việc xác lập đỉnh mới đầu tuần này ở ngưỡng 16.930 tỷ đồng. Tuần này cũng đã có 2 phiên điều chỉnh khá mạnh.

Có thể nhận thấy điểm khá tương đồng là cứ mỗi khi tổng lượng tiền nằm trong thị trường đạt một mức cực cao (so với quá khứ) và bắt đầu suy yếu, thì thị trường có mức điều chỉnh. Việc điều chỉnh này có hình thành xu hướng mới, chấm dứt xu hướng tăng trước đó hay không lại phụ thuộc vào khả năng tăng thêm của dòng tiền. Như thời điểm 27/2, rốt cục xu hướng điều chỉnh đã không hình thành mà thị trường còn tăng tiếp, nhờ dòng tiền tốt hơn nữa.

Nếu như quá khứ tháng 2 lặp lại, thị trường có thể vẫn tiếp tục xu hướng tăng của tháng 3 tới đây nếu như dòng tiền có thể lập đỉnh cao mới, lớn hơn mức 16.930 tỷ đồng trong 3 ngày liên tiếp. Giữa hai đỉnh cao của lượng tiền tích lũy này chênh lệch là hơn 50% và sức đẩy tính trên mức tăng VN-Index giữa hai đỉnh khoảng 3%.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

17.3.2014

4.142,2

229,0

214,8

18.3.2014

4.639,1

259,5

406,4

19.3.2014

4.385,9

232,5

407,9

20.3.2014

4.579,3

248,6

427,1

21.3.2014

6.593,0

1.698,0

2.104,3

24.3.2014

4.555,1

142,8

313,9

25.3.2014

5.782,2

188,9

406,2

26.3.2014

5.723,6

290,0

211,1

27.3.2014

3.258,6

159,1

209,7

28.3.2014

2.965,5

143,8

156,8

Thị trường đang được đầu cơ

Tuần này bất chấp việc giá trị giao dịch đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống, kéo theo mức điều chỉnh khá mạnh ở các cổ phiếu lớn thì các cổ phiếu đầu cơ lại duy trì sức mạnh đáng nể. Một đặc điểm thường thấy trong thị trường đầu cơ là giá tăng bất chấp các yếu tố cơ bản, và dĩ nhiên điều này chỉ có thể có được ở những cổ phiếu nhỏ.

Thống kê ở nhóm HSX30, chỉ có 11/30 mã tăng giá, trong khi 15 mã khác giảm giá tuần này. Mức tăng tốt nhất thuộc về ITA, khoảng 10,4%. Chỉ có 6 mã khác tăng được trên 2% là KDC, PVD, EIB, DRC, PGD, VSH.

Ngược lại tại HSX, 12 cổ phiếu tăng trên 20% chỉ trong 5 phiên đều rơi vào các cổ phiếu nhỏ, có giá dưới 10.000 đồng. Chẳng hạn VNI, tuần này dẫn đầu với mức tăng 32,5% bất chấp kết quả lỗ suốt từ 2012 đến 2013.

HNX cũng có 10 mã tăng trên 20% trong tuần này đều thuộc các mã giá vài ngàn đồng. NVC gây sốc với mức tăng 41,67% bất chấp lỗ sang năm thứ 3, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ và có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc.

Xu thế đầu cơ luôn tồn tại, nhưng với biến động thị trường tích cực hai tuần gần đây và đặc biệt là dòng tiền tăng vượt bậc, phải nói là xu hướng đầu cơ mạo hiểm đã lên đến mức bất chấp các yếu tố cơ bản. Mối lo duy nhất chỉ còn là tiền còn vào nhiều không, giá còn tăng hay không.

Khẩu vị ưa rủi ro thường rất cao khi sức tăng giá của các blue-chips đến điểm bão hòa. Do các cổ phiếu lớn giao dịch ít bị chi phối về giá nên biến động tự nhiên và khả năng lợi nhuận thấp, nhà đầu cơ thường không chấp nhận được mức lãi 5-7% trong tuần ở nhóm này.

Các cổ phiếu nhỏ được đầu cơ mạnh nhưng dòng tiền thực tế lại không lớn. Hai phiên sụt giảm ở các blue-chips đầu tuần này đã kéo theo tình trạng giảm sàn ở nhiều cổ phiếu nhỏ. Đã có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: Chừng nào mà các blue-chips còn lình xình chưa rõ xu hướng, các cổ phiếu đầu cơ mới có cơ hội tăng trưởng. Dòng vốn nóng rất nhạy với các sức ép về xu thế chung và thực tế cũng đã chứng minh, rất hiếm các cổ phiếu đầu cơ đi ngược được thị trường giá xuống./.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/3

Giá đóng cửa ngày 21/3

Mức giảm

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/3

Giá đóng cửa ngày 21/3

Mức tăng

KAC

9,4

12

-21,67

VNI

5,3

4

32,5

BCE

12,9

14,9

-13,42

PTL

4,6

3,5

31,43

CTI

12,7

14,5

-12,41

NVN

4,4

3,4

29,41

DCL

29,6

33,6

-11,9

CIG

5,9

4,6

28,26

TYA

8,2

9,2

-10,87

VNG

8,2

6,4

28,12

SMA

6,8

7,6

-10,53

FDG

3,9

3,1

25,81

MDG

7

7,8

-10,26

BGM

6,7

5,5

21,82

TTF

10,6

11,8

-10,17

CMG

8,1

6,7

20,9

ACL

10,7

11,9

-10,08

PXM

2,9

2,4

20,83

PVT

16,2

17,9

-9,5

QCG

11,8

9,8

20,41

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/3

Giá đóng cửa ngày 21/3

Mức giảm

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 28/3

Giá đóng cửa ngày 21/3

Mức tăng

PPP

9,5

12,6

-24,6

NVC

3,4

2,4

41,67

INC

5,6

7,2

-22,22

PSG

4,5

3,3

36,36

PJC

14,6

17,9

-18,44

MIM

5,5

4,2

30,95

VIE

3,8

4,6

-17,39

VNN

5

3,9

28,21

CMS

13,1

15,8

-17,09

S99

10,7

8,4

27,38

S12

9

10,7

-15,89

PHH

9,9

8

23,75

DPC

12,7

15

-15,33

BHC

3,2

2,6

23,08

DLR

7,8

9,2

-15,22

NHA

7,7

6,3

22,22

VHH

4

4,7

-14,89

FDT

32

26,5

20,75

FIT

16,2

19

-14,74

NAG

8,8

7,3

20,55

Khánh Nhi

Khánh Nhi

© Thời báo Tài chính Việt Nam