Chưa thể phát hành ngay chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết

15:57 | 22/08/2013 Print
Về mặt quan điểm, cơ quan quản lý không phản đối việc các Sở GDCK đưa ra các sản phẩm mới. Tuy nhiên, các sản phẩm mới ra đời phải gắn liền với lộ trình và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN cho biết.

Liên quan tới việc Sở GDCK tp. HCM (HOSE) có đề xuất chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), ông Nguyễn Sơn cho rằng, đây là một giải pháp để công ty không phải phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, UBCKNN đã lấy ý kiến của một số đơn vị của Bộ Tài chính và cũng đã trình Bộ trưởng để có câu trả lời cụ thể cho HOSE. Việc phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết và NVDR là hoàn toàn khác nhau, do đó ở đây sẽ không có sự trùng lắp như nhiều lo ngại đặt ra. Nhìn ở góc độ tạo vốn thì cổ phiếu không có quyền biểu quyết sẽ có tác dụng trực tiếp vì phát hành ra cổ phiếu mới. Còn riêng đối với NVDR, chúng tôi cũng có quan ngại Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường NVDR là sản phẩm của TTCK Thái Lan đã được áp dụng từ năm 2000. Tức là họ không phát hành cổ phiếu mới mà dựa trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành để cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua vượt tỷ lệ. Phần mua vượt lên sẽ được một công ty con của Sở GDCK nhận số cổ phiếu đó và phát hành một chứng chỉ xác nhận cho nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu số cổ phần đó; đồng thời tước đi quyền biểu quyết của số cổ phần này. Ông Nguyễn Sơn phân tích, ưu điểm của sản phẩm này là chúng ta không phải tạo ra cổ phiếu mới, nhưng lại tạo ra một công cụ mới (NVDR là một loại chứng khoán) và HOSE là đơn vị phát hành ra chứng khoán này. Song, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, HOSE lại chưa có chức năng phát hành NVDR. Vì vậy, để có thể thực hiện được thì cần có sự điều chỉnh trong quyết đinh của Thủ tướng. Tiếp đó, theo Luật Chứng khoán có quy định “các loại chứng khoán khác thì do Bộ Tài chính hướng dẫn”, nên để thực hiện được cần phải có một văn bản hướng dẫn phát hành, giao dịch NVDR trên Sở GDCK. Do vậy, để đáp ứng được hai điều kiện trên thì cần phải có thời gian. "Theo tôi, việc phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết và NVDR là hoàn toàn khác nhau, do đó ở đây sẽ không có sự trùng lắp như nhiều lo ngại đặt ra. Nhìn ở góc độ tạo vốn thì cổ phiếu không có quyền biểu quyết sẽ có tác dụng trực tiếp vì phát hành ra cổ phiếu mới. Còn riêng đối với NVDR, chúng tôi cũng có quan ngại", ông Nguyễn Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, nhiều khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 49%, nhưng nếu phát hành khoảng 20% cho NVDR thì phần sở hữu dành cho trong nước chỉ còn 31%. Do vậy, khi đối trọng nước ngoài và trong nước thay đổi sẽ làm cho việc kiểm soát doanh nghiệp gặp khó. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang cần nắm giữ các doanh nghiệp hết room nên việc triển khai NVDR là phải rất cẩn trọng.

Một điểm nữa mà ông Nguyễn Sơn cho biết, đối với thị trường chứng khoán quốc tế, ngành hàng hạn chế nước ngoài sở hữu rất ít, thường chỉ một số ngành trọng điểm. Còn ở Việt Nam, theo danh mục ngành hàng hạn chế đầu tư nước ngoài mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng, thì chúng ta chưa làm được điều này. Do vậy, nhiều giải pháp hiện nay cần phải có thời gian để thực hiện./.

Duy Thái

Duy Thái

© Thời báo Tài chính Việt Nam