Xây dựng mức chi đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin

23:10 | 20/07/2021 Print
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.

an toàn thông tin

Khuyến khích việc huy động từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để triển khai Đề án này. Ảnh: TL.

Theo dự thảo, ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm kinh phí đối với cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức của Đảng; các tổ chức chính trị - xã hội.

Đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán NSNN (chi thường xuyên không giao tự chủ) được giao hàng năm theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán NSNN (chi thường xuyên không giao tự chủ) được giao hàng năm và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ Tài chính cũng dự kiến NSNN bảo đảm kinh phí đối với các khóa học do các cơ quan nhà nước tổ chức đào tạo đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bố trí kinh phí từ ngân sách của mình đối với các khóa học do doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tổ chức.

Trong dự thảo, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc khuyến khích việc huy động từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để triển khai Đề án này.

Kinh phí hỗ trợ thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ.

Dự thảo thông tư cũng đưa ra các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.

Cụ thể gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước; các cơ quan, tổ chức của Đảng; tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; đội ngũ nhân lực kỹ thuật an toàn thông tin và công nghệ thông tin của các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân an toàn thông tin, giảng viên, nghiên cứu viên về an toàn thông tin.

Nội dung chi, mức chi cũng được quy định cụ thể từ việc chi cho giảng viên để triển khai đào tạo 200 chuyên gia về an toàn thông tin; chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến, đào tạo, thực hành tại chỗ; chi xây dựng, ban hành quy định chuẩn kỹ năng về an toàn thông tin, tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ an toàn thông tin, chi khảo sát, học tập kinh nghiệm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trong và ngoài nước.

Dự thảo thông tư đang được lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành./.

Hồng Vân

Hồng Vân

© Thời báo Tài chính Việt Nam