Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực

15:02 | 05/07/2021 Print
Theo dự thảo thông tư của Bộ Tài chính, năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhất là các chính sách chi cho con người, an sinh xã hội.

tiền

Trong chi ngân sách, chú trọng các chính sách cho người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Ảnh: TL.

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2022-2024.

Theo đó quy định, trên cơ sở các quy định có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.

Ngoài ra, chú trọng các chính sách cho người dân trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiết giảm chi phí; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành; kinh phí sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, kinh phí thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cần chú ý xây dựng kinh phí đảm bảo cho các hoạt động này và kinh phí khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, tham gia đảm bảo an toàn thực phẩm./.

Minh Anh

Minh Anh

© Thời báo Tài chính Việt Nam