Điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển

15:38 | 02/09/2015 Print
(TBTCVN) - Chính sách tài khóa là một trong những công cụ điều hành vĩ mô quan trọng nhất của nền kinh tế đất nước.

Trong bối cảnh chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính-tiền tệ thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động tài chính- NSNN trong nhiều năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế. Hoạt động tài chính- NSNN trong nhiều năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng Chủ động, linh hoạt, kịp thời Trong những năm qua, kinh tế thế giới đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động không thuận của kinh tế thế giới khi giá cả biến động mạnh; xuất khẩu hàng hóa, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài, du lịch,…giảm, hoạt động sản xuất- kinh doanh gặp khó khăn. Trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải đưa ra được những quyết sách quan trọng, chủ động sử dụng các công cụ điều hành vĩ mô, trong đó có chính sách tài khóa hàng năm. Nhận thức được vấn đề này, Bộ Tài chính đã giao Vụ NSNN chủ động phối hợp với các đơn vị tham mưu Bộ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ quyết định chính sách tài khóa 5 năm và hàng năm phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng tinh thần lao động trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, cán bộ, công chức Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính vẫn luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao... Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính Điển hình là năm 2008, trước tình hình lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, theo đó đã thực hiện tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu; giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụ sản xuất để góp phần bình ổn giá; giãn, giảm thuế đối với một số doanh nghiệp gặp khó khăn, rà soát, bãi bỏ các quy định về phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân... Từ cuối năm 2008 đến đều năm 2009, dưới tác động của suy thoái kinh tế thế giới khiến kinh tế trong nước có dấu hiệu đi xuống nhanh, Vụ NSNN phối hợp với các đơn vị tham mưu cho Bộ báo cáo các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách tài khóa từ thắt chặt sang mở rộng (có điều kiện) nhằm bổ sung vốn cho nền kinh tế; kích thích sản xuất- kinh doanh phát triển, đồng thời tăng cường đảm bảo an sinh xã hội. Đến năm 2010, cùng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2010 đạt cao hơn dự toán, những điều kiện nới lỏng trong chính sách tài khóa năm 2009 về cơ bản cũng được bãi bỏ trong năm 2010. Từ cuối năm 2010 và năm 2011, tình hình kinh tế mặc dù đã bước đầu phục hồi, nhưng kéo theo đó là áp lực lạm phát tăng cao. Một lần nữa, cùng với chính sách tiền tệ, Vụ NSNN đã báo cáo Bộ Tài chính để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng chặt chẽ hơn, phối hợp nhịp nhàng với chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bước vào năm 2012 cho đến nay, lạm phát được kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn. Một lần nữa, chính sách tài khóa được điều chỉnh theo hướng tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó tập trung miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách nhà nước đối với một số loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất- kinh doanh, đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư với các dự án, chương trình, kết hợp với việc tăng mức huy động trái phiếu Chính phủ cho đầu tư để kích thích đầu tư. Sự điều chỉnh chủ động, linh hoạt, tích cực và kịp thời, chính sách thời gian đã góp phần quan trọng vào kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giúp cho nền kinh tế trong nước không rơi vào suy thoái do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới; tiềm lực tài chính quốc gia được tăng cường, bội chi NSNN và dư nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép; việc trả nợ vay được thực hiện chủ động, đúng hạn và đúng cam kết. Công tác quản lý tài chính ngân sách có nhiều chuyển biến theo hướng tăng cường phân cấp, tăng trách nhiệm quyền hạn trong quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm, đề cao kỷ cương, kỷ luật tài chính- ngân sách, nâng cao hiệu quả chi ngân sách. Tiếp tục vững bước Dự báo trong thời gian tới, tình hình kinh tế-chính trị thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, chắc chắn sẽ có những tác động đến sự phát triển kinh tế trong nước vốn đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng. Điều này đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò tích cực chủ động của các công cụ điều tiết vĩ mô, trong đó có chính sách tài khóa.

Tiếp tục đảm bảo an toàn-an ninh tài chính, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vẫn sẽ là các mục tiêu chủ yếu mà chính sách tài khóa cần hướng tới. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chính sách tài khóa cần được hoạch định mang tính chủ động, linh hoạt, tiến tới các chuẩn mực quốc tế, tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao vị thế, uy tín quốc gia của Việt Nam.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới này, Vụ NSNN đã được Bộ Tài chính giao chủ trìtổng kết, đánh giátình hình thực hiện Luật NSNN trong thời gian qua, trên cơ sở đó xây dựng Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi và trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII (tháng 6/2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017). Đây sẽ là khung pháp lý quan trọng nhất làm cơ sở để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn lại quá trình hoạt động trong suốt những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành, của Bộ, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng tinh thần lao động trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, cán bộ, công chức Vụ NSNN vẫn luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Chính vì thế, Vụ đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng như luôn là tập thể lao động xuất sắc… Phát huy truyền thống 70 năm thành lập ngành Tài chính, cán bộ công chức Vụ NSNN lại tiếp tục vững bước trước mọi nhiệm vụ được giao với những mục tiêu mới trong tương lại./.

Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính

Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính

© Thời báo Tài chính Việt Nam