Người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn chịu sự kỳ thị, xa lánh

16:17 | 23/11/2014 Print
Những năm gần đây, số lượng người nhiễm HIV và người chết do AIDS đã giảm. Song ở Việt Nam những người bị nhiễm HIV vẫn còn chịu sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng, đây là một trong những nguy cơ khiến cho dịch có thể tái diễn và phát triển nhanh hơn.

Nguy cơ lan rộng HIV trong cộng đồng

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS chỉ là do sự thiếu hiểu biết. Nhiều người cho rằng HIV có thế lây qua sự tiếp xúc như ăn uống, qua nói chuyện,… Ngoài ra, những người hoạt động mại dâm và tiêm chích ma túy lại đa phần là những người bị nhiễm HIV/AIDS, vì thế nhiều người cho rằng chính các tệ nạn xã hội đã gây đại dịch vào HIV/AIDS nên càng có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử.

Thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV là tình trạng luôn xảy ra ở khắp các châu lục. Ở Mỹ, trước năm 2009 còn không cho phép người nhiễm HIV đến Mỹ, nhưng họ nhận ra rằng việc này chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Người bệnh sẽ lo sợ, che giấu và nguy cơ lây lan càng cao hơn, sự kiểm soát, điều trị sẽ càng khó khăn hơn.

Ở nước ta, sự phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn đang diễn ra. Chính thực tế đó, đã có thể khiến cho đại dịch này phát triển nhanh hơn.

Một mặt những người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS sẽ không dám tiết lộ những thông tin về tình hình bệnh tình của mình, đồng thời họ sẽ không dám đến những cơ sở y tế để xét nghiệm nên không thể có được những phương pháp điều trị kịp thời, để tránh lây nhiễm HIV. Mặt khác, chính sự kỳ thị đó sẽ làm cho những người nhiễm HIV đôi lúc sẽ có những suy nghĩ tiêu cực đó là chán sống, hoặc nghiêm trọng có thể gây tổn hại cho người xung quanh bằng việc cố tính làm lây lan dịch bệnh này.

Ngoài ra, việc phân biệt đối xử đối với những người có HIV sẽ làm cho họ không thể hòa nhập với cộng đồng có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp, hoặc phải thay đổi công việc thường xuyên, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tệ nạn xã hội ngày một gia tăng…

Với tất cả những yếu tố trên, có thể khiến cho đại dịch HIV/AIDS có thể lan rộng trong cộng đồng.

Cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng

Thái độ và cách đối xử của những người trong xã hội được xem là một trong những phương thức giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS tin tưởng vào bản thân, gia đình và cộng đồng nhiều hơn.

gop suc
Vì một xã hội không còn kỳ thị, xa lánh đối với người nhiễm HIV/AIDS cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng - Ảnh: ĐT

Sự kỳ thị, phân biệt đa phần xuất phát từ cộng đồng, vì vậy việc nâng cao nhận thức đối với mọi người trong cộng đồng là một việc cần phải được triển khai nhanh chóng. Trước hết, chúng ta cần phải giảm bớt sự lo lắng của tất cả mọi người trong xã hội, tuyên truyền và giải thích cho họ biết rằng HIV/AIDS không lây qua con đường tiếp xúc thông thường.

Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là việc làm không của riêng một cá nhân nào, mà cần sự chung tay, góp sức của toàn thể xã hội, các ngành, các cấp, các đoàn thể…; những người nhiễm HIV đều là người sống chung trong một xã hội vì vậy việc phân biệt đối với họ là không nên. Ngoài ra, những người nhiễm HIV bản thân họ cũng rất muốn học tập, lao động và được cống hiến như bao người khác…

Xỏa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp họ có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, họ sẽ chủ động tìm đến những cơ sở y tế để tiếp cận những dịch vụ chăm sóc, điều trị, để tránh lây nhiễm cho những người khác. Bên cạnh đó, nếu được hòa nhập với cộng đồng, họ sẽ là những người tuyên truyền viên hiệu quả để phòng tránh HIV/AIDS trong cộng đồng.

Thảo Dương

Thảo Dương

© Thời báo Tài chính Việt Nam