Chứng khoán tuần: Kỳ vọng gì khi cổ phiếu trụ quá yếu?

13:50 | 12/09/2021 Print
Tăng 10,66 điểm trong 5 phiên tuần qua đã giúp VN-Index có tuần tăng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên điều thị trường chưa làm được là vượt qua đỉnh cao nhất của tuần để VN-Index phát tín hiệu rõ hơn trong cơ hội quay lại đỉnh cao tháng 8 vừa qua.

CK

Đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, điều này là hiển nhiên vì VN-Index thiếu hẳn đi động lực từ các cổ phiếu dẫn dắt thực sự. Các mã tăng tốt tuần qua không phải là ít, nhưng thuộc về nhóm cổ phiếu nhỏ là chính, ngay cả các mã khỏe nhất trong rổ VN30 cũng có vốn hóa khiêm tốn.

Thống kê tuần qua với cổ phiếu VN30, tăng tốt nhất là PNJ với 10,2%, TPB với 9,36%, MWG với 7,89%, VPB với 5,04%. Đó cũng là 4 mã duy nhất tăng được trên 5%.

Các cổ phiếu lớn nhất rổ này và cũng là lớn nhất VN-Index lại gây thất vọng: VIC giảm 2,98%, GVR giảm 2%, MSN giảm 2,48%, VCB giảm 0,2%, VNM giảm 0,12%. Số không tăng nổi là GAS, tăng quá nhẹ là VHM, CTG.

Với cơ cấu cổ phiếu tăng giảm như vậy, VN-Index đi lên hơn 10 điểm đã là một thành công lớn. Còn lại, để chỉ số này bứt phá thì cơ hội là rất mờ nhạt, vì chính các cổ phiếu dẫn dắt lớn nhất còn chưa biết “số phận” sẽ thế nào.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nhì thị trường là VIC lại đang là mã nguy hiểm nhất. Trái ngược với phần lớn blue-chips khác, liên tiếp các phiên trong tuần này VIC giảm giá. Thực tế là nếu nhìn theo khung thời gian tuần, VIC đã trải qua 5 tuần giảm liên tục. Kể từ phiên đột ngột tăng 6,2% hôm 19/8 vừa qua, VIC đã bốc hơi 12,21% giá trị, là blue-chips kém nhất thị trường.

Vùng giá 90.000 đồng của VIC đang là ngưỡng hỗ trợ then chốt. Suốt từ tháng 3/2021 đến nay mức giá này đã 3 lần nâng đỡ VIC không giảm sâu hơn. Đến cuối tuần qua VIC đã rơi xuống 91.300 đồng, tức là ngấp nghé mức hỗ trợ. Nếu để mất mức 90.000 đồng, hỗ trợ kế tiếp của VIC sẽ khoảng 82.000 đồng và kịch bản xấu này sẽ có tác động nhiều đến VN-Index.

VCB không nguy hiểm như VIC, nhưng là một trong những trụ rất kém, giá vẫn chỉ luẩn quẩn trong vùng đáy ngắn hạn sau khi trượt giảm trên 18% trong tháng 7. Không chỉ VCB, nhiều cổ phiếu ngân hàng lớn cũng đang rất yếu. TCB, CTG, BID đều tăng không đáng kể trong ngắn hạn mà chủ yếu là dao động gần đáy ngắn hạn hồi tháng 8. Nếu các cổ phiếu này giữ được đáy tháng 8 thì không có vấn đề gì lớn, nhưng nếu để thủng đáy thì ảnh hưởng cũng không kém gì VIC.

VNI

Các trụ quá yếu là vấn đề chính đối với thị trường lúc này, do không thể tạo được một xu hướng thực sự. Một xu hướng tăng lớn luôn có sự đồng hành của các blue-chips, vì đó mới là những địa chỉ cho dòng tiền lớn giao dịch. Hàng chục cổ phiếu đầu cơ tăng trần liên miên cũng chỉ tạo ra vài chục tỷ giá trị giao dịch hàng ngày. Các nhà đầu cơ nhỏ lẻ có thể hưởng lợi từ biến động này, nhưng với thị trường chung thì không.

Mức dịch khớp lệnh trên sàn HoSE tuần qua cũng không kém, đạt trung bình 21.183 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên phân bổ tới gần một nửa (49,4%) vào hai phiên đầu tuần, còn càng về cuối tuần càng giảm. Phiên thứ Hai, giá trị khớp đạt 26.570 tỷ đồng thì đến phiên thứ sáu chỉ còn 17.218 tỷ đồng. Thanh khoản đã sụt giảm ở nhóm cổ phiếu blue-chips VN30 từ mức giao dịch xấp xỉ 10.500 tỷ đồng phiên đầu tuần xuống còn hơn 7.500 tỷ đồng phiên cuối tuần.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua có phản ứng khá yếu với thông tin hỗ trợ khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gia hạn tái cơ cấu nợ đến tháng 6/2022. Một số mã ngân hàng nhỏ bật tăng tốt, nhưng các cổ phiếu ngân hàng lớn lại tăng rất kém. Thanh khoản ở các cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục trong chiều hướng giảm.

Hầu hết các mã ngân hàng đều có khối lượng giao dịch tuần qua chỉ bằng 30% - 50% mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cũng phần nào lý giải hiện tượng sụt giảm thanh khoản nhanh trên toàn thị trường, vì các mã ngân hàng thường là nhóm tạo thanh khoản quan trọng.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 10/9

Giá đóng cửa ngày 1/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 10/9

Giá đóng cửa ngày 1/9

Mức tăng (%)

VMD

57.6

82.4

-30.1

TGG

46.15

33

39.85

SPM

24.15

30.15

-19.9

TCO

30.65

21.95

39.64

VSI

21.8

26

-16.15

RDP

15.3

11.05

38.46

PHC

22.1

26

-15

VNL

32.5

24.05

35.14

VDP

37.8

42.1

-10.21

VOS

20.95

15.8

32.59

BKG

11.5

12.8

-10.16

APG

23.45

18

30.28

DBT

17.45

19.3

-9.59

TDG

5.81

4.55

27.69

DHG

100.2

110

-8.91

VPH

6.92

5.68

21.83

TIX

31.5

34.5

-8.7

TMS

69.3

57.3

20.94

BFC

34.4

37.45

-8.14

DGW

102

85.3

19.58

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 10/9

Giá đóng cửa ngày 1/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 10/9

Giá đóng cửa ngày 1/9

Mức tăng (%)

LDP

14.5

17.3

-16.18

SMT

25.9

16.3

58.9

VMS

11.2

12.7

-11.81

PGT

12.4

7.9

56.96

UNI

11.5

13

-11.54

VKC

14.1

9

56.67

BST

14.6

16.4

-10.98

BII

24.2

17.1

41.52

TPP

10.4

11.5

-9.57

DPC

27.1

19.8

36.87

CJC

16.2

17.9

-9.5

VSM

26.1

19.5

33.85

VIE

5.9

6.5

-9.23

PSD

25.9

19.5

32.82

PPP

17

18.7

-9.09

PRC

18

13.7

31.39

PPE

13

14.3

-9.09

KVC

5.7

4.4

29.55

TTL

8.2

9

-8.89

GKM

23.6

18.31

28.9

Do thiếu động lực từ các cổ phiếu lớn dẫn dắt nên VN-Index đang giảm tốc độ tăng khá rõ sau hơn chục phiên thoát đáy cuối tháng 8. Mặc dù xu hướng dài hạn từ 2020 của chỉ số vẫn đang trong chiều tăng, nhưng trong ngắn hạn, tình hình lại không rõ ràng. VN-Index bị mắc kẹt giữa xu hướng giảm ngắn hạn từ đỉnh cao lịch sử 1420 điểm đầu tháng 7 tới đỉnh cao thấp hơn cuối tháng 8, trong khi vẫn có đáy cao hơn gần nhất.

Xu hướng kỹ thuật ngắn hạn vẫn chỉ xác nhận VN-Index đang dao động đi ngang. Thậm chí kể cả khi chỉ số vượt qua được đỉnh tháng 8 thì vẫn chỉ là tiến sâu hơn vào cơ hội kiểm định đỉnh cao lịch sử. Trong khi đó nếu thị trường yếu và sụt giảm, VN-Index cũng được nâng đỡ bởi hai đáy ngắn hạn đã đạt được sau hai nhịp điều chỉnh mạnh trước đó.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

30.82021

22,452.6

1,131.1

1,536.6

31.8.2021

24,844.8

1,305.8

1,406.7

1.9.2021

23,545.0

1,249.6

1,590.1

6.9.2021

30,118.1

1,444.4

1,822.4

7.9.2021

29,293.9

1,172.1

1,704.5

8.9.2021

20,850.3

966.7

1,331.8

9.9.2020

20,169.8

1,012.0

1,853.8

10.9.2021

19,591.3

1,045.5

1,894.1

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam