Chứng khoán tuần: Vì sao thị trường vẫn không thể bứt phá?

10:48 | 26/09/2021 Print
VN-Index chung cuộc tuần qua sụt giảm nhẹ 1,47 điểm và xáo trộn lớn nhất đến từ sự kiện chứng khoán thế giới chao đảo vì “bom nợ” mang tên Evergrande. Tuy nhiên đây không hẳn là nguyên nhân khiến thị trường không thể bứt phá.

CK

Vụ việc Evergrande có tầm tác động thông tin toàn cầu là không thể phủ nhận. Tất cả các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới đều lao dốc mạnh trong ngày thứ hai và VN-Index phản ứng vào ngày thứ ba, với mức giảm 10,64 điểm.

Thế nhưng đó là biến động lớn nhất tuần trên toàn cầu. Tất cả các thị trường sau đó đều phục hồi ngay lập tức. Thậm chí VN-Index ngay trong phiên ngày thứ tư đã lấy lại gần hết mức giảm. Như vậy khó có thể nói rằng vì sự kiện Evergrande mà thị trường chứng khoán suy yếu.

Thậm chí sau khi sự kiện Evergrande “chiếm sóng” truyền thông thế giới và khiến các thị trường tài chính chao đảo 1 ngày, đã có nhiều phân tích quốc tế cho rằng ảnh hưởng chỉ bó hẹp trong thị trường Trung Quốc, thay vì có thể lan ra toàn cầu. Đặc biệt là thị trường tài chính Mỹ ít chịu tác động trực tiếp, dù có một vài công ty làm ăn với Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mức độ ảnh hưởng trực tiếp gần như không có. Rất có thể một phần nào đó dòng vốn đầu tư gốc Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng bị tác động, nhưng gần đây khi dòng vốn nước ngoài bán ra mạnh mẽ, dòng vốn trong nước còn “cân” được, thì với các tác động hạn chế, khả năng gây xáo trộn là rất thấp.

Điều khiến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn lình xình gần một tháng nay đến từ nội tại hơn là ảnh hưởng bên ngoài.

Đầu tiên phải nói tới là thị trường đang trong giai đoạn không có gì để chờ đợi. Có hai cột mốc thông tin đáng kể nhất phía trước là việc nới lỏng giãn cách tái khởi động các hoạt động kinh tế; và kết quả kinh doanh quý 3. Cả hai yếu tố này đều có sức ảnh hưởng hạn chế.

Kế hoạch nới lỏng giãn cách đã được đề cập từ 15/9, nhưng với tinh thần thận trọng, sẽ không có chuyện mở bung tự do các hoạt động. Thị trường chứng khoán sẽ không thể đón nhận một sự kiện mang tính cột mốc thời điểm như mốc thời gian kết thúc giãn cách năm 2020. Sẽ không có chuyện xả van tâm lý bùng nổ.

Kết quả kinh doanh quý III là một luồng thông tin quan trọng, nhưng chỉ xuất hiện vào giữa tháng 10. Đây là yếu tố giúp đánh giá hậu quả của quý III giãn cách gần như toàn bộ, các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa phương gần như đình trệ. Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp được dự báo sẽ sụt giảm hoặc rất tệ. Điều này không gây nhiều tác động tiêu cực hơn tới thị trường chứng khoán vì chính lúc này, thị trường đang cố gắng ước tính mức độ xấu đến đâu. Tuy vậy chỉ khi có con số chính thức xuất hiện, thị trường mới có thể kết thúc quá trình đánh giá.

Mặt khác, ngay tuần tới, thị trường cũng sẽ đón nhận các số liệu vĩ mô của quý 3, quý then chốt trong việc xác định khả năng tăng trưởng cho cả năm 2021. Đã có những dự báo tăng trưởng quý 3 có thể âm. Nói cách khác, cần phải chờ đợi những gì xấu nhất xuất hiện một cách chính thức, thị trường chứng khoán mới có thể chiết khấu đầy đủ hơn những rủi ro có thể xảy ra.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/9

Giá đóng cửa ngày 17/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/9

Giá đóng cửa ngày 17/9

Mức tăng (%)

VMD

46.3

58.9

-21.39

DRH

14.65

12

22.08

VOS

20.25

23.8

-14.92

MCG

4.26

3.5

21.71

SPM

21.1

24.7

-14.57

PGD

39.05

32.1

21.65

APG

21.35

24.8

-13.91

FTM

4.58

3.77

21.49

HAH

61.1

69.8

-12.46

DLG

4.13

3.4

21.47

DAH

9.14

10.35

-11.69

TDH

14

11.55

21.21

VNL

28

31.5

-11.11

SII

19.3

16.1

19.88

TLH

20.9

23.35

-10.49

SGT

31.9

27

18.15

SGR

22.45

25

-10.2

SHA

8.2

6.95

17.99

FIT

13.3

14.8

-10.14

PXI

4.05

3.48

16.38

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/9

Giá đóng cửa ngày 17/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 24/9

Giá đóng cửa ngày 17/9

Mức tăng (%)

AMC

23.8

31.8

-25.16

DIH

33

23

43.48

BII

21.9

28

-21.79

KTT

9.2

6.9

33.33

SMT

32.2

39.5

-18.48

KSD

5.3

4

32.5

TKU

39.9

47.7

-16.35

VXB

13.8

10.5

31.43

DAE

20.7

23.8

-13.03

L43

6

4.6

30.43

TNG

28.2

32.4

-12.96

BKC

8.7

6.7

29.85

VTH

9.3

10.5

-11.43

LM7

5.7

4.4

29.55

VNF

19.1

21.5

-11.16

CAN

37.5

29

29.31

PGT

11.6

13

-10.77

PCT

9.2

7.3

26.03

TJC

13.5

15.1

-10.6

DZM

10

8

25

Chính vì còn quá nhiều những biến số phía trước, nên thị trường chứng khoán phản ứng thận trọng. Dĩ nhiên điều này chỉ đúng với những cổ phiếu có tính hiệu quả về giao dịch, phần lớn là các blue-chips. Nhóm cổ phiếu đầu cơ chưa bao giờ là chỉ báo về xu hướng thị trường hay mang tính đại diện cho thị trường. Nếu nhìn chỉ những gì đang diễn ra với các cổ phiếu đầu cơ gần 2 tháng qua thì nền kinh tế Việt Nam như thể đang cực kỳ thuận lợi.

Bức tranh ở các cổ phiếu blue-chips lại rất khác. Trong 2 tuần qua, hầu hết các cổ phiếu blue-chips Vn30 không tăng trưởng rõ rệt mà chỉ dao động đi ngang. Chỉ có 5/30 cổ phiếu tăng trưởng được trên 5%, thậm chí quá nửa (16 mã) là giảm giá.

Các cổ phiếu blue-chips phản ánh tốt hơn quan điểm chính của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán vì các quỹ, các nhà đầu tư lớn chủ yếu giao dịch. Đây là những dòng vốn có đánh giá cơ bản chặt chẽ hơn những suy luận đơn giản của đa số nhà đầu tư cá nhân. Sự thận trọng của các dòng tiền lớn không phải là câu chuyện mua hay bán, mà là triển vọng chưa rõ ràng để có thể đưa ra quyết định.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

13.9.2021

25,062.3

1,433.3

1,700.4

14.9.2021

21,143.1

1,229.4

1,500.7

15.9.2021

20,204.0

1,002.0

999.4

16.9.2021

19,885.0

1,025.5

2,327.6

17.9.2021

27,668.2

3,024.0

4,272.4

20.9.2021

26,593.1

762.8

919.5

21.9.2021

25,568.4

739.0

1,109.5

22.9.2021

20,621.1

804.0

1,096.7

23.9.2021

25,143.1

780.6

1,187.1

24.9.2021

19,258.4

1,024.8

980.4

Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam