Chứng khoán tuần: Cổ phiếu nào có thể đưa VN-Index lên đỉnh?

15:06 | 10/10/2021 Print
(TBTCO) - Tuần giao dịch thành công đầy bất ngờ đã giúp VN-Index có thêm 37,84 điểm, trở thành tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 7. Đà tăng bất ngờ là do thị trường chính thức bước vào đợt công bố kết quả kinh doanh quý III, dự kiến là xấu thì thị trường lại tăng mạnh.
Chứng khoán tuần: Cổ phiếu nào có thể đưa VN-Index lên đỉnh?
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua

Kết quả kinh doanh đang được cho là rào cản lớn đối với thị trường vì tình hình giãn cách xã hội nghiêm ngặt gần trọn quý khiến sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, sức mua sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường lại đang cho thấy một phản ứng khác: Thay vì lo sợ, nhà đầu tư lại đi săn các cổ phiếu vượt qua “khủng hoảng quý III”. Rất nhiều nhà đầu tư thực hiện chiến lược này, dẫn tới những cổ phiếu có tiềm năng lãi lớn được mua mạnh.

Động lực cho “cuộc săn tìm quý III” này phải nói tới các báo cáo phân tích dự báo lợi nhuận được nhiều công ty chứng khoán tung ra. Sự trùng lặp trong báo cáo khiến nhà đầu tư gần như suy nghĩ giống nhau và dòng tiền cũng rất tập trung. Nhóm blue-chips VN30 xuất hiện hàng loạt cổ phiếu tăng rất mạnh như GAS, FPT, BVH, SAB, KDH. Những mã này gần như trung bình mỗi ngày tăng hơn 1%. GAS tăng cả tuần tới 8,6%.

Trong số gần 38 điểm tăng của VN-Index tuần này, gần 15 điểm đến từ 5 cổ phiếu là GAS, VHM, HPG, MSN và GVR. Có thể thấy những cổ phiếu tăng tốt nhất chưa hẳn là những mã kéo chỉ số nhiều nhất. Do đó nếu tính đến khả năng VN-Index vượt đỉnh cao tháng 8 và tiến tới đỉnh cao lịch sử tháng 7/2021 thì phải quan tâm tới các tác động vốn hóa hơn là mức tăng giá. Điều này lại trái ngược với xu hướng đầu cơ hiện tại, là tập trung vào tìm kiếm cổ phiếu tăng giá nhờ hiệu ứng tốt hoặc không xấu như mong đợi trong kết quả kinh doanh quý 3/20201.

 Từ cuối tháng 8 VCB (màu đỏ), VIC (màu xanh) và VHM (màu lam) đã cho thấy sự hụt hơi đáng kể so với diễn biến của chỉ số VN-Index (màu đen)
Từ cuối tháng 8 VCB (màu đỏ), VIC (màu xanh) và VHM (màu lam) đã cho thấy sự hụt hơi đáng kể so với diễn biến của chỉ số VN-Index (màu đen)

Trong Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index thì ngân hàng chiếm 3 mã: VCB, TCB và BID. Cả 3 cổ phiếu này đều đang trong giai đoạn đi ngang tích lũy sau khi đã điều chỉnh khá mạnh. TCB tuần qua tăng tốt nhất với 3,5% và đang tiến sát tới ngưỡng kháng cự ngắn hạn là đỉnh cao nhất của giai đoạn tích lũy trong tháng 9 trong khi VCB và BID chậm hơn đáng kể.

GAS và HPG là hai cổ phiếu tăng trưởng rất tốt trong giai đoạn cuối tháng 9, đầu tháng 10, nhưng đều đã tiến đến thời điểm khó khăn: HPG đang đứng ngay tại đỉnh cao lịch sử quanh mức 56.000 - 57.000 đồng hồi đầu tháng 6 (theo giá điều chỉnh). Phiên cao nhất tuần qua HPG lên tới 56.700 đồng và rơi trở lại. Thực tế trừ phiên tăng tốt nhất ngày đầu tuần (4/10), cả 4 phiên còn lại trong tuần HPG không đi cao thêm được rõ ràng. GAS tăng mạnh mẽ nhờ giá dầu thế giới lên cao, nhưng cả GAS lẫn giá dầu cuối tuần qua cũng chững lại. Dầu Brent có 4 phiên cuối tuần không quá giá 83USD/thùng, còn GAS 3 phiên không vượt qua được 114.000 đồng. Tăng trước thì dễ hụt hơi, cả GAS lẫn HPG đều đã chiết khấu trước có những gì tốt đẹp sẽ được công bố vài ngày tới.

Ở nhóm trụ còn lại, VIC, VNM, VHM có thể là động lực mới. Các mã này tăng hầu như rất chậm so với số còn lại trong 3 tuần qua. Kết quả kinh doanh nhóm này khó đoán vì có khả năng chịu ảnh hưởng của giản cách xã hội, dù lợi nhuận vẫn sẽ cao. Nếu thị trường đánh giá mức độ tác động không lớn như dự kiến thì giá sẽ có tiến triển trong ngắn hạn và VN-Index hưởng lợi.

Dòng tiền đổ vào các blue-chips tuần qua có tăng lên, nhưng chưa rõ ràng. Giá trị khớp lệnh trong nhóm VN30 đạt trung bình 7.564 tỷ đồng/phiên, trong khi hai tuần cuối tháng 9 đạt trung bình 7.215 tỷ đồng/phiên và 7.311 tỷ đồng/phiên. Mức độ gia tăng này chưa đủ nhiều để hứa hẹn một đợt bùng nổ giá ở nhóm blue-chips.

Khi thanh khoản không tăng theo một cách đáng kể cùng với mức tăng của giá tức là nhà đầu tư vẫn không đáng giá cao về cơ hội ngắn hạn. Có vô vàn lý do để nhà đầu tư thận trọng trong giao dịch hàng ngày, nhưng cuối cùng thì biểu hiện vẫn là dòng tiền có tăng hay không.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa

ngày 8/10

Giá đóng cửa

ngày 1/10

Mức giảm

(%)

Mã CK

Giá đóng cửa

ngày 8/10

Giá đóng cửa

ngày 1/10

Mức tăng

(%)

TGG

32.95

47.25

-30.26

DLG

5.79

4.38

32.19

VMD

41.45

46.7

-11.24

NBB

41.75

34.4

21.37

CSV

51.1

56.4

-9.4

DRH

18.9

15.6

21.15

SPM

18.3

19.9

-8.04

HHP

14.6

12.35

18.22

PGD

38.2

41.15

-7.17

DTA

21.4

18.4

16.3

VAF

11.7

12.6

-7.14

BCG

20.4

17.6

15.91

BTP

16.45

17.65

-6.8

HOT

37

32

15.63

VPH

6.79

7.25

-6.34

SJF

8.6

7.44

15.59

CRE

29

30.9

-6.15

DHC

95.2

83

14.7

BMC

27.85

29.6

-5.91

HAR

5.84

5.1

14.51

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa

ngày 8/10

Giá đóng cửa

ngày 1/10

Mức giảm

(%)

Mã CK

Giá đóng cửa

ngày 8/10

Giá đóng cửa

ngày 1/10

Mức tăng

(%)

SMT

16

23.3

-31.33

CLM

44.5

27.9

59.5

VKC

12.6

16.5

-23.64

LCD

12.7

8.1

56.79

BII

13.2

16.1

-18.01

PVL

5.6

4

40

SDC

9.5

10.9

-12.84

L18

43.6

32.3

34.98

LM7

4.9

5.6

-12.5

APP

12.5

9.3

34.41

VC7

19.1

21.5

-11.16

SDA

16.6

13.4

23.88

HGM

36.8

40.7

-9.58

BNA

42.2

34.68

21.68

DNC

55

60.5

-9.09

DIH

42.3

35

20.86

TST

10

11

-9.09

VCC

19.5

16.4

18.9

CMC

6.4

7

-8.57

VBC

28.1

23.9

17.57

Đơn cử, VN30-Index hiện bắt đầu tiến vào vùng đỉnh cao tháng 9. Tuần giữa tháng 9 chỉ số này đạt đỉnh thanh khoản của nhóm này bình quân là 7.706 tỷ đồng/ngày. Vì vậy tuần tới thanh khoản gia tăng lên tương đương mức này thì cơ hội để vượt đỉnh tháng 9 sẽ thuyết phục hơn. Ngược lại có thể chỉ số sẽ tăng nhờ kéo trụ đơn thuần.

Kết quả kinh doanh quý III là cơ hội ngắn hạn cuối cùng và sẽ tạo sự phân hóa rất nhiều trong cổ phiếu. Những doanh nghiệp vẫn có lãi tốt hoặc chống đỡ khủng hoảng tốt sẽ được ưu tiên vì nhóm này sẽ phát triển tốt hơn khi bình thường trở lại. Dù vậy mức định giá cổ phiếu cũng như thị trường sẽ thay đổi sau khi cập nhật thêm lợi nhuận quý III. Vì thế cơ hội để thị trường vượt đỉnh cao lịch sử vẫn rất hẹp, khi cả yếu tố cơ bản cũng như dòng tiền vẫn hạn chế.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài bán (tỉ đồng)

27.9.2021

22,287.6

829.9

1,093.1

28.9.2020

18,783.9

1,439.1

955.8

29.9.2021

17,468.0

578.9

1,128.1

30.9.2021

15,128.6

1,006.9

1,205.7

1.10.2021

20,659.8

977.8

1,442.8

4.10.2021

24,498.9

747.2

1,069.9

5.10.2021

20,043.3

893.5

1,359.5

6.10.2021

19,459.7

611.1

1,069.6

7.10.2021

20,700.0

733.6

1,343.4

8.10.2021

18,714.0

851.7

986.0

Khánh Nhi

© Thời báo Tài chính Việt Nam