4 điểm nghẽn trong hoạt động trung gian thanh toán

20:29 | 10/11/2021 Print
Ngày 10/11, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa họp sơ kết 10 tháng hoạt động khối hội viên là các tổ chức trung gian thanh toán và các công ty Fintech. Tại cuộc họp, các hội viên đã nêu 4 khó khăn vướng mắc chính trong hoạt động của các tổ chức trung gian thanh toán và Fintech.

Khó khăn đầu tiên liên quan đến việc triển khai các biện pháp nhận biết khách hàng. Hiện nay, việc quy định khách hàng phải có tài khoản tại ngân hàng và liên kết ví với thẻ ngân hàng gây khó khăn cho một số khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng, nhất là với những người ở khu vực nông thôn hay vùng sâu, vùng xa.

Đẩy nhanh thanh toán viện phí không dùng tiền mặt Hà Nội: Kích hoạt "Ngày thanh toán không dùng tiền mặt" Kho bạc Nhà nước: Thí điểm thanh toán tự động - Lợi ích cho nhiều phía
4 điểm nghẽn trong hoạt động trung gian thanh toán
Hiệp hội Ngân hàng 4 điểm nghẽn trong hoạt động trung gian thanh toán.

Đối với khách hàng đã liên kết tài khoản/thẻ thì đều phải đăng ký dịch vụ Internetbanking hoặc Mobilebanking của ngân hàng.

Điểm thứ hai là khung khổ pháp lý về dịch vụ trung gian thanh toán và Fintech còn thiếu và chưa đồng bộ, phát sinh vướng mắc khi triển khai thực hiện.

Chẳng hạn như, ngoài Văn bản hợp nhất số 47 có quy định về hoạt động cung ứng ví điện tử thì hiện chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết nội dung này.

Ngoài ra, hành lang pháp lý chưa có các quy định tương ứng giúp cho trung gian thanh toán cung cấp dịch vụ cho một số mô hình đặc thù (vd: các tổ chức từ thiện…), mô hình này nhu cầu ngày càng gia tăng.

Lượng người dùng ví điện tử và các hình thức thanh toán trực tuyến ngày một gia tăng, song mức độ bao phủ còn thấp và tập trung phần lớn ở khu vực thành thị. Về hệ thống cơ sở hạ tầng, điểm chấp nhận thanh toán không tiền mặt tại vùng nông thôn còn ít. Nhiều hệ sinh thái được phát triển một cách tự phát và chưa có sự liên thông.

Một khó khăn nữa là cơ chế hợp tác, chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán, Fintech… chưa rõ ràng, còn đang trong tình trạng khép kín, chưa thực sự mở.

Hiện nay có khoảng trên 100 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động, chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là trong tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng...

Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 43 tổ chức không phải là ngân hàng, trong đó có 13 tổ chức là hội viên của Hiệp hội Ngân hàng.

Cả nước hiện có khoảng trên 80.000 điểm QR code thanh toán, 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, 30 ngân hàng thương mại và 6 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai.

Chí Tín

© Thời báo Tài chính Việt Nam