"Cơn điên" tăng giá cổ phiếu trên UpCOM: Lòng tham đang lên đỉnh điểm?

12:45 | 14/11/2021 Print
(TBTCO) - Thanh khoản trên hai sàn niêm yết tuần qua giảm khoảng 4% so với tuần kỷ lục trước đó, nhưng kỷ lục mới lại được thiết lập trên sàn UpCOM. Dòng tiền đang đổ mạnh vào sàn này khi nhà đầu tư “tranh cướp” lợi nhuận từ biên độ 15%.

Dòng tiền không bao giờ nghỉ trên thị trường chứng khoán và việc nó đổ vào đâu sinh lời tốt nhất là điều hiển nhiên. Nếu nhìn lại sự dịch chuyển từ vài tháng nay, từ chỗ ưu tiên cổ phiếu blue-chips – giá trị khớp lệnh luôn chiếm 45-50% tổng sàn HosE – thì đến tháng 10 trở lại đây chỉ còn chiếm 33-30%. Thị phần của nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ liên tục tăng cao.

Khoảng 2 tuần trở lại đây, dòng tiền có xu hướng tìm đến cả sàn UpCOM và giá trị giao dịch sàn này tuần qua lên ngưỡng kỷ lục lịch sử, với bình quân 3.140 tỷ đồng/phiên.

Như vậy có sự logic trong hiện tượng dịch chuyển dòng tiền này. Đầu tiên việc kiếm lời ở các blue-chips có giới hạn vì đa số tăng giá rất chậm, thậm chí là không tăng. Nhà đầu tư mắc kẹt cổ phiếu ở đây không thể sinh lời, dòng tiền nằm “chết” một chỗ. Dòng tiền nhận thấy điều đó và chuyển sang các mã vừa và nhỏ, cổ phiếu đầu cơ sinh lời tốt hơn. Khi làn sóng này mạnh lên nữa, suy luận tất yếu là các cổ phiếu trên sàn UpCOM còn dễ sinh lời hơn, khi biên độ tới 15%, thay vì 10% hay 7% ở hai sàn niêm yết.

“Cơn điên” tăng giá tại UpCOM: Lòng tham đang lên đỉnh điểm?
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua

Tuần qua sàn UpCOM chứng kiến hàng trăm cổ phiếu tăng giá, trong đó hơn 50 mã tăng ít nhất là 20% chỉ sau 5 phiên. Lợi thế về biên độ thể hiện rất rõ. Có những cổ phiếu tăng sốc. Ví dụ L12 giá từ 14.200 đồng tăng lên 24.700 đồng, tức là tăng gần 100%, PTO từ 4.700 đồng lên 9.300 đồng, cũng gần 98%, SDJ từ 7.700 đồng lên 14.400 đồng, tăng 87%... Đó là mức sinh lời không thể tưởng tượng được cách đây 1 tháng và chỉ có UpCOM làm nổi.

Với cả trăm cổ phiếu tăng kịch trần liên tục cuối tuần qua, sàn UpCOM đang là đỉnh điểm của cơn sốt đầu cơ cổ phiếu nhỏ. Một cơn sốt thường có ít nhất 2 đặc điểm: Giá tăng nóng liên tục và thanh khoản tăng đột biến. Ngoài ra còn các dấu hiệu “phụ” như sự sôi sục của các diễn đàn chứng khoán, các room phím hàng.

Những dấu hiệu đó đã có đầy đủ lúc này, nhưng vẫn chưa biết khi nào cơn sốt này sẽ hạ nhiệt. Lý do đơn giản là tính chất đầu cơ quá cao hiện tại dựa trên dòng tiền vào. Mà thanh khoản UpCOM nói riêng và các mã đầu cơ trên 3 sàn nói chung vẫn đang gia tăng từng ngày.

Hiện tượng đầu cơ theo trào lưu này đặc biệt ở chỗ, nếu như các cổ phiếu đầu cơ trên sàn niêm yết còn có thể xây dựng kỳ vọng nhất định về kết quả kinh doanh, thì các mã trên UpCOM công bố thông tin cực kỳ chậm. Đây là tiêu chuẩn thấp của sàn này chứ không có lỗi gì đặc biệt. Tuy nhiên ngay cả khi tiêu chuẩn rất thấp thì hàng chục doanh nghiệp tại đây vẫn bị nhắc nhở chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên – căn cứ duy nhất để đánh giá kết quả kinh doanh, trong khi các doanh nghiệp niêm yết đã công bố hết báo cáo quý 3/2021.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Giá đóng

cửa

ngày 5/11

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Giá đóng

cửa

ngày 5/11

Mức

tăng

(%)

NBB

40

44.65

-10.41

DAG

10.9

7.8

39.74

ELC

25.25

27.6

-8.51

NAV

27.9

20

39.5

CSV

53

57.8

-8.3

LDG

14.4

10.6

35.85

KOS

32.25

34.85

-7.46

HAG

7.62

5.74

32.75

ACC

23.1

24.95

-7.41

EMC

21

15.9

32.08

HTN

61.9

66.8

-7.34

PTC

15.35

11.8

30.08

TGG

24.25

26

-6.73

TTE

13

10

30

TMS

83.7

89

-5.96

ITA

10.95

8.57

27.77

OCB

26.9

28.5

-5.61

DIG

70.9

55.6

27.52

SAV

32.5

34.2

-4.97

SFI

81.9

64.8

26.39

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Giá đóng

cửa

ngày 5/11

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Giá đóng

cửa

ngày 5/11

Mức

tăng

(%)

GKM

30.2

34.2

-11.7

SDA

64.5

40.2

60.45

MKV

26.8

29.7

-9.76

CMC

16.1

10.1

59.41

BDB

13.4

14.7

-8.84

CEO

19.9

12.5

59.2

TSB

10.5

11.5

-8.7

VTJ

8.2

5.5

49.09

NRC

30.4

32.7

-7.03

CMS

13.4

9.1

47.25

SHB

23.7

25.48

-6.98

VTH

14.7

10.1

45.54

WCS

185.1

199

-6.98

MHL

9.6

6.7

43.28

VSA

29.6

31.8

-6.92

L14

280

195.5

43.22

CX8

7.5

8

-6.25

VE3

17.4

12.3

41.46

KTS

26.5

28

-5.36

PVL

15.2

11.4

33.33

Không quan tâm đến kết quả kinh doanh, chỉ quan tâm tới giá cổ phiếu tăng hay giảm là đặc trưng của làn sóng đầu cơ quá nóng. Đối với các nhà đầu tư, quan trọng nhất là mua giá nào và bán giá nào, bất kể đó là cổ phiếu gì, miễn là đem lại khoản chênh lệch càng nhiều càng tốt. Nếu chỉ quan tâm tới điều này thì biên độ dao động là yếu tố quyết định.

Hiện tượng đầu cơ quá nóng ở các cổ phiếu có liên quan đến làn sóng mở tài khoản mới đang bùng phát gần đây. Sau khi số lượng tài khoản mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt kỷ lục 140.054 tài khoản hồi tháng 6/2021, tốc độ mở có chậm lại, nhưng vẫn trên 100 ngàn tài khoản/tháng sau đó. Tháng 10 vừa qua tốc độ mở tài khoản lại tăng trở lại ấn tượng với 129.564 tài khoản.

Các nhà đầu tư cá nhân mới tham gia giao dịch thường bị ảnh hưởng lớn bởi trào lưu hiện tại, đó là đầu cơ kiếm lời nhanh. Việc tham gia vào các room phím hàng càng khiến nhu cầu này tăng cao, vì các room như vậy chủ yếu là bàn tán về lợi nhuận. Bằng chứng thành công được “trưng ra” hàng ngày có sức thuyết phục lớn nhất.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

1.11.2021

35,954.4

957.7

2,276.6

2.11.2021

31,290.2

905.0

1,556.4

3.11.2021

46,331.7

1,582.8

1,391.1

4.11.2021

30,229.8

1,549.1

1,648.4

5.11.2021

28,249.1

1,174.6

970.0

8.11.2021

32,711.8

1,880.8

1,394.3

9.11.2021

32,295.2

1,827.5

1,801.7

10.11.2021

32,351.8

791.1

1,492.6

11.11.2021

40,114.5

1,039.2

2,285.6

12.11.2021

28,323.5

1,209.9

1,008.3

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam