Ngân sách tăng thêm hàng trăm tỷ USD nhờ trao đổi thông tin thuế

10:09 | 22/11/2021 Print
(TBTCO) - Theo báo cáo thường niên 2020 của Diễn đàn toàn cầu “Global Forum”, việc trao đổi thông tin thu nhập tự động các tài khoản tài chính giữa các nước đã liên quan trực tiếp đến ít nhất 3 tỷ EUR (3,4 tỷ USD) số thuế tăng thêm. Ngoài ra, thông qua các chương trình tự nguyện kê khai và các sáng kiến khác, tổng số thuế tăng thêm lớn hơn 112 tỷ EUR (127 tỷ USD).

Mở rộng mạng lưới thông tin về thuế

Diễn đàn toàn cầu về minh bạch và trao đổi thông tin vi mục đích thuế (Global Forum on Transparency and Exchange of Information for Tax Purposes) hoạt động với sự hỗ trợ của các nước OECD và G20 trên tư cách một tổ chức quốc tế hàng đầu về minh bạch hóa các vấn đề thuế và các chuẩn mực trao đổi thông tin thuế quốc tế vừa diễn ra.

Diễn đàn đã thu hút một hệ thống các thành viên toàn cầu là đại diện của các cơ quan thuế từ 163 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, Việt Nam là thành viên thứ 159.

Theo báo cáo thường niên 2021 của Diễn đàn toàn cầu, trong năm 2020, có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã trao đổi thông tin về hơn 75 triệu tài khoản tài chính liên quan tới khoảng 9 nghìn tỷ EUR (10 nghìn tỷ USD) giá trị tài sản. Điểm đáng lưu ý là gần 90% các cơ quan nhận được thông tin đã sử dụng các thông tin này cho mục đích truy thu, cưỡng chế thuế.

Ngân sách tăng thêm hàng trăm tỷ USD nhờ trao đổi thông tin thuế
Ngân sách tăng thêm hàng trăm tỷ USD nhờ trao đổi thông tin thuế. Ảnh minh họa.

Diễn đàn toàn cầu điều hành một chương trình phát triển năng lực được triển khai cách đây 10 năm và đã hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia. Trong số các thành viên là các nước đang phát triển, 46 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiến hành, hoặc cam kết tiến hành trao đổi thông tin tự động trong một vài năm tới.

Hoạt động này đã hỗ trợ các nước đang phát triển tăng thu được hơn 30 tỷ EUR (34 tỷ USD) thông qua các chương trình tự nguyên kê khai và các hoạt động thanh tra thuế tại nước ngoài.

Hiện 105 thành viên của Diễn đàn toàn cầu đã bắt đầu trao đổi thông tin tự nguyên hàng năm về các tài sản tài chính được nắm giữ ở nước ngoài. Trong đó, Nigeria, Oman, và Peru là ba nước bắt đầu trao đổi thông tin tự nguyện từ năm 2020.

Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên sẽ tiến hành trao đổi thông tin tự động được dự báo sẽ tăng đến con số 120 vào năm 2024. Cụ thể, các nước Albania, Ecuador và Kazakhstan bắt đầu trong năm nay. Các nước Jamaica, Kenya, Maldives và Morocco cam kết tiến hàng từ năm 2022.

Các nước sẽ tiến hành vào năm 2023 gồm Jordan, Moldova, Montenegro, Thailand, Uganda, and Ukraine. Và cuối cùng là các nước Georgia và Rwanda năm 2024.

Nhiều sáng kiến sẽ tiếp tục được thực thi

Tuy nhiên, vẫn còn hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của diễn đàn còn chưa cam kết về năm đầu tiên sẽ bắt đầu trao đổi thông tin. Hơn nữa, hai vùng lãnh thổ mặc dù đã cam kết trao đổi thông tin là Saint Maarten và Trinidad and Tobago vẫn còn chưa ban hành được khung pháp lý cần thiết.

Việc thực hiện các chuẩn mực trao đổi thông tin tự động của các quốc gia và lãnh thổ thành viên được đánh giá thông qua một quá trình bình duyệt của diễn đàn toàn cầu. Việc bình duyệt đánh giá liệu các quốc gia và lãnh thổ thành viên đã thiết lập khuôn khổ pháp lý trong nước (thông báo các tổ chức tài chính và quốc tế (trao đổi thông tin thích hợp) cần thiết hay chưa. Phần lớn các quốc gia và lãnh thổ thành viên đã được bình duyệt cho đến nay đều được đánh giá về cơ bản chấp hành đầy đủ các chuẩn mực.

Theo kế hoạch, vào năm 2023, diễn đàn toàn cầu sẽ triền khai sáng kiến châu Á (Asia initiative) tập trung vào minh bạch hóa thuế và đấu tranh chống tránh thuế và chống thuế tại các nước châu Á. Chương trình này sẽ cùng thực hiện với các sáng kiến vùng đang được thực thi tại châu Phi, châu Mỹ La tinh và quần đảo Thái Bình Dương.

Cũng trong năm 2023, Diễn đàn toàn cầu cũng sẽ triền khai một chương trình về các nhà lãnh đạo nữ và mình bạch hóa thuế (women leaders in tax transparency) tập trung vào bình đẳng giới trong quản lý thuế./.

Nguyễn Thịnh (theo MNE Tax)

© Thời báo Tài chính Việt Nam