Chứng khoán tuần: Xuất hiện rủi ro điều chỉnh ngắn hạn

12:28 | 28/11/2021 Print
(TBTCO) - Đà tăng mạnh mẽ tuần qua của thị trường bất ngờ gặp trục trặc, khi phiên cuối tuần các chỉ số đảo chiều giảm. Mặc dù mức giảm chưa lớn do vẫn còn cổ phiếu trụ nâng đỡ, nhưng VN-Index chạm ngưỡng tâm lý 1.500 điểm có thể đạt điểm hội tụ nhiều yếu tố có khả năng bị chốt lời mạnh, dẫn đến có thể điều chỉnh ngắn hạn.

Diễn biến giảm bất ngờ gần 8 điểm trong ngày thứ Sáu vừa qua không có tín hiệu báo trước rõ ràng nào. Điều duy nhất có thể khiến nhà đầu tư quan tâm, là thị trường chứng khoán quốc tế bất ngờ “nhá” tín hiệu nguy hiểm: Trong phiên chiều ngày 26/11, các thị trường phái sinh quốc tế rúng động và giảm trên 1%. Ngay cả giá dầu cũng giảm rất mạnh.

Thị trường phái sinh quốc tế báo hiệu nguy cơ các thị trường cơ sở sụt giảm mạnh khi bước vào giao dịch. Quả thực đến tối hôm thứ Sáu (khi thị trường Việt Nam đã kết thúc), các thị trường chứng khoán chính trên thế giới đều giảm cực mạnh. Chẳng hạn Down Jones giảm 2,53% tương đương 905 điểm; S&P500 giảm 2,27%, Nasdaq giảm 2,23%, DAX giảm 4,15%, FTSE giảm 3,64%... Giá dầu WTI giảm trên 13%, dầu Brent giảm 11,32%...

Chứng khoán tuần: Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn
Biểu đồ phân tích kỹ thuật

Có nhiều lý do để thị trường tài chính, hàng hóa quốc tế đột ngột lao dốc như vậy, dù các thị trường này cũng giống Việt Nam, đang trên đà tăng mạnh. Lý do được nhắc đến nhiều nhất là biến chủng Covid-19 mới có nguy cơ lây lan cao hơn đã xuất hiện. Nhiều quốc gia trên thế giới dịch bùng phát mạnh trở lại buộc phải tái phong tỏa... Nói chung các nguyên nhân đều quy về một hiệu ứng, là có thể làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế, khiến kỳ vọng của thị trường chứng khoán yếu đi. Giá dầu vốn tăng mạnh thời gian qua là do tiên đoán nhu cầu năng lượng cho vận tải, sản xuất sẽ phục hồi.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như không quan tâm gì đến biến chủng Covid mới. Chỉ khi các thị trường tài chính thế giới rúng động thì câu chuyện này mới được bàn luận nhiều. Tuy vậy ngay cả khi biến chủng không “chiếm sóng” chú ý thì thị trường cũng có một số điểm yếu mà hoàn toàn có thể điều chỉnh.

Yếu tố thứ nhất là nhịp tăng mạnh tuần qua dựa quá nhiều trên một số cổ phiếu trụ như VCB, VIC, VHM. Đã có sự luân phiên hợp lý giữa các mã vốn hóa lớn để đưa dần VN-Index lên 1.500 điểm. Chẳng hạn hôm VIC, VHM suy yếu thì VCB tăng đột biến. Ngược lại, như hôm cuối tuần khi VCB, VHM yếu thì VIC lại “một mình một chợ”.

Điều thứ hai là thanh khoản tuần qua thực ra không tăng thêm. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết trung bình đạt 34.188 tỷ đồng/phiên, giảm khoảng 9% so với trung bình tuần trước đó. Nếu tính tổng cả 3 sàn, bao gồm cả thỏa thuận, thì giá trị giao dịch trung bình đạt 39.481 tỷ đồng/phiên, cũng giảm 8%.

Điểm thứ ba là dòng tiền khá mạnh tuần qua tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng là chính, nhưng cũng lại không bền. Hầu hết các mã ngân hàng đều có thanh khoản lớn nhất tuần trong ngày thứ Tư, là phiên bùng nổ đồng loạt ở nhóm này, cũng là phiên quyết định đưa VN-Index vượt lên đỉnh lịch sử mới. Sau đó hai phiên cuối tuần thanh khoản lại giảm dần trong nhóm ngân hàng và giá nhiều cổ phiếu cũng điều chỉnh.

Có thể thấy rõ điều này qua biến động thị phần của cổ phiếu ngân hàng trên sàn HoSE: Ví dụ tuần qua, 10 cổ phiếu trong nhóm VN30 chiếm tới bình quân 46,6% tổng giá trị khớp của rổ mỗi ngày. Tỷ lệ này ở tuần trước nữa chỉ là 29,3%. Trên cả sàn HoSE, nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua chiếm thị phần 25,2%, trong khi tuần trước nữa chỉ chiếm 12,8%.

Về con số tuyệt đối, tuần qua giá trị khớp lệnh của tất cả các cổ phiếu sàn HoSE tăng 18.199 tỷ đồng so với tuần trước đó, nhưng tổng giá trị khớp của sàn này lại giảm tuyệt đối gần 10.113 tỷ đồng. Như vậy dù cổ phiếu ngân hàng hút tiền nhiều hơn, nhưng phải có sự suy giảm mạnh trong giao dịch ở nhiều cổ phiếu khác mới kéo tổng giao dịch xuống như vậy.

Các blue-chips VN30 cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ trong thanh khoản: Tuần qua 10 cổ phiếu ngân hàng trong nhóm Vn30 tăng giao dịch tuyệt đối so với tuần trước đó là 13.745 tỷ đồng, thì cả rổ Vn30 chỉ tăng giao dịch tuyệt đối gần 7.675 tỷ đồng. Như vậy các mã ngoài 10 cổ phiếu ngân hàng thực ra là đang giảm giao dịch.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 26/11

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 26/11

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Mức

tăng

(%)

NAV

24.75

33.9

-26.99

PTC

29.85

21.4

39.49

SMA

10.8

13.4

-19.4

TNI

13.7

9.95

37.69

EVG

17

20.1

-15.42

SJF

24.1

18.4

30.98

YBM

9.72

11.4

-14.74

IDI

24.25

18.55

30.73

VRC

18

21

-14.29

CMX

22.4

17.7

26.55

SAM

20.8

24.2

-14.05

CVT

46.95

38.5

21.95

TTA

17

19.7

-13.71

MCG

11.2

9.23

21.34

PIT

9.2

10.65

-13.62

DBC

76.8

65

18.15

QCG

11.2

12.9

-13.18

TNH

61.2

52.4

16.79

KMR

9.45

10.8

-12.5

SMC

48.95

42

16.55

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 26/11

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 26/11

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Mức

tăng

(%)

SDU

10.7

13.9

-23.02

LDP

20.3

14

45

V12

15.1

19.5

-22.56

BXH

14

10.2

37.25

SD6

8.8

11.3

-22.12

CEO

42.5

31.5

34.92

PRC

15.4

19

-18.95

CMS

25.7

19.6

31.12

SMT

17.2

21.1

-18.48

CX8

9.5

8

18.75

API

80

98

-18.37

TXM

9.6

8.1

18.52

KSQ

8

9.6

-16.67

BST

17.4

15.1

15.23

IDJ

58.5

69.8

-16.19

TKU

39.4

34.2

15.2

VKC

13.5

15.8

-14.56

GKM

36.7

32

14.69

MKV

19.8

23

-13.91

VNT

79.2

70

13.14

Điểm thứ tư là mốc 1.500 điểm của VN-Index mang tính tâm lý rất cao, vì rất nhiều các khuyến nghị, phân tích của công ty chứng khoán cũng như các quỹ đầu tư đều coi trọng mốc này. Về mặt kỹ thuật, ngưỡng 1.500 điểm cũng có tính kháng cự nhất định. VN-Index có thể đang vận động trong sóng tăng thứ 5 trong chu kỳ lớn kể từ đáy tháng 3/2020. Trong sóng 5 này chỉ số có thể đang ở chu kỳ sóng tăng thứ 3. Nếu thị trường đi theo dự phóng như vậy thì có xác suất cao VN-Index sẽ điều chỉnh ngắn hạn trong sóng thứ 4 trước khi bước vào sóng tăng kế tiếp cho quý 1/2022.

Nhìn chung các phân tích vẫn chỉ là một kịch bản tham khảo, nhưng diễn biến thị trường vẫn đang cho thấy có yếu tố chốt lời lớn ở quanh ngưỡng 1.500 điểm. Trước khi bước vào tuần tăng dữ dội vừa qua, thị trường có cả một tuần sụt giảm tương đối và đa số cổ phiếu không tăng được, trừ nhóm đầu cơ nhỏ. Tuần bùng nổ chỉ đến khi cổ phiếu ngân hàng giao dịch mạnh lên bất ngờ. Yếu tố ngân hàng lại thay đổi nhanh vào 2 ngày cuối tuần cho thấy sự thiếu bền vững. Đã không có sự cộng hưởng đồng thuận ở các cổ phiếu blue-chips khác, mà cổ phiếu ngân hàng chỉ nổi lên như một hiện tượng đầu cơ chớp nhoáng.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

15.11.2021

35,760.5

1,543.6

1,753.9

16.11.2021

36,343.4

1,504.8

1,417.2

17.11.2021

28,222.0

1,058.4

1,429.6

18.11.2021

37,307.1

1,484.6

1,986.1

19.11.2021

49,564.4

1,302.2

2,247.3

22.11.2021

39,079.5

1,651.4

1,229.9

23.11.2021

27,465.3

1,181.7

989.3

24.11.2021

36,873.5

1,372.2

2,158.8

25.11.2021

32,312.1

1,161.8

1,831.7

26.11.2021

35,208.9

700.6

2,610.0

Trọng Nghĩa

© Thời báo Tài chính Việt Nam